Vô sinh do viêm nội mạc tử cung

I. Đại cương

Vô sinh do viêm nội mạc tử cung.

Viêm nội mạc tử cung là viêm lớp trong cùng của tử cung.

Nội mạc tử cung được cấu tạo bởi hai thành phần: tế bào biểu mô trụ tuyến và mô đệm, gồm 2 lớp: Lớp nội mạc căn bản (lớp đáy): mỏng, không thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, mang phần đáy của các ống tuyến. Lớp nội mạc tuyến (lớp nông): hoạt động chịu nhiều biến đổi trong chu kỳ kinh nguyệt.

Hàng tháng, dưới tác dụng của hormon sinh dục nữ, nội mạc tử cung phát triển dày lên để sẵn sàng nhận trứng thụ tinh làm tổ. Khi sự thụ tinh không diễn ra, nội mạc tử cung sẽ tự bong ra và gây chảy máu hay còn gọi là hành kinh. Lớp tế bào bong đến đâu thì các tế bào ở lớp đáy lại bắt đầu phát triển để tạo nên lớp niêm mạc và lại tiến triển theo chu kỳ kinh nguyệt tiếp đó. Khi có trứng đã thụ tinh về làm tổ, lớp này phản ứng do sự thay đổi nội tiết, nội mạc tử cung tiếp tục dày lên và trở thành lớp rất đặc biệt là màng rụng, cho phép phôi làm tổ và nhau thai phát triển.

 

II. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây viêm nội mạc tử cung thường do vi khuẩn (tụ cầu, liên cầu, lậu cầu, chlamidia, lao, mất cân bằng môi trường vi khuẩn bình thường trong âm đạo) lan truyền từ dưới lên trong hoặc sau khi bị viêm cổ tử cung, viêm âm đạo.

Tuy vậy viêm nội mạc tử cung thường gặp nhất là do nhiễm trùng sau sảy, đẻ bị sót nhau, bế sản dịch, mổ lấy thai (dụng cụ phẫu thuật không vô khuẩn), vỡ màng ối sớm và chuyển dạ kéo dài lại bị thăm khám nhiều lần theo đường âm đạo, đặt dụng cụ tử cung, nạo thai không an toàn, …

III. Triệu chứng

Trường hợp cấp tính, bệnh nhân có sốt vừa hoặc sốt cao (38 – 39oC), đau dữ dội vùng bụng dưới, khí hư ra nhiều có mủ đặc, xanh. Với bệnh nhân sau đẻ thì sản dịch có mùi hôi, có khi chảy ra lẫn nhiều máu.

Kèm theo bệnh nhân có thể thấy người khó chịu, nhức đầu, chóng mặt mệt mỏi, đau buốt đường tiết niệu, tiêu chảy, táo bón, nôn mửa…

Tuy nhiên nếu viêm nhiễm lan rộng đến lớp cơ tử cung thì thân nhiệt sẽ tăng cao, tình trạng toàn thân cũng nặng lên nhiều hơn.

Viêm nội mạc tử cung mạn tính thường xảy ra đồng thời với bênh viêm tiểu khung, do lao, nhiễm khuẩn chlamydia hay do bệnh chính là ung thư cổ tử cung hay ung thư nội mạc tử cung. Các triệu chứng của viêm mạn tính là chướng bụng, dịch âm đạo có máu, thay đổi về chất và mùi. Có thể táo bón, cảm giác khó chịu, đau ở bụng dưới.

IV. Tiến triển và biến chứng

Viêm nội mạc tử cung ít khi tiến triển thành mạn tính.

Nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn huyết, dính tử cung, viêm phần phụ gây dính tắc vòi trứng và hậu quả cuối cùng là vô sinh do tinh trùng không gặp trứng để thụ tinh, trứng đã thụ tinh không về được tử cung làm tổ, tử cung không đảm bảo chức năng cho trứng làm tổ

 

V. Điều trị Tây y

Chủ yếu là điều trị bằng kháng sinh, nghỉ ngơi và các biện pháp tăng cường sức khỏe khác như vitamin, truyền dịch.

Xem thêm bài “Viêm phần phụ”, “tắc vòi trứng”, “dính tử cung”

 (Theo Lương y Nguyễn Hữu Toàn)

Lưu ý: Tùy cơ địa mỗi người mà hiệu quả điều trị của thuốc sẽ khác nhau.

Bệnh nhân có thể mua thuốc trực tiếp tại địa chỉ:

Cơ sở 1: Số 482 lô 22C, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng

Cơ sở 2: Số 16, lô 1B, Trung Yên 11, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 0225.7300111- 18006834

Bệnh nhân ở xa có thể đặt mua thuốc qua hotline, qua email: thaythuoccuaban01@gmail.com. Hoặc địa chỉ facebook: https://www.facebook.com/Phongkhamdongynguyenhuutoan.thaythuoccuaban/ Qua zalo: 0975537259

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích. Hãy chia sẻ để tạo phúc cho mình và giúp đỡ mọi người.

Share this post:

Recent Posts

Bạn hãy để lại số điện thoại trong nội dung hỏi đáp để chúng tôi có thể tư vấn trực tiếp cho bạn

tư vấn sức khỏe trực tuyến