I. Đại cương
Rối loạn kinh nguyệt là một từ chung để chỉ những bất thường của kinh nguyệt về chu kỳ kinh, thời gian có kinh, lượng máu ra trong mỗi kỳ kinh và các triệu chứng kèm theo hiện tượng kinh nguyệt.
Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra ngoài kỳ kinh hoặc liên tiếp kỳ kinh.
Rối loạn kinh nguyệt là một triệu chứng hay gặp, chiếm 1/3 các lý do đến khám tại các phòng khám phụ khoa và nó là một trong những biểu hiện sớm của vô sinh
Bình thường tuổi người phụ nữ bắt đầu hành kinh khoảng 13-16 tuổi, đến 45-50 tuổi thì mãn kinh. Chu kì kinh trung bình là 28 ngày, có thể thay đổi dao động trong khoảng 21 đến 35 ngày. Mỗi kì kinh ra máu từ khoảng 3 đến 4 ngày. Lượng máu mà cơ thể phụ nữ mất đi trong mỗi chu kì kinh khoảng từ 50 đến 100ml. Máu kinh nguyệt có màu đỏ thẫm (lúc đầu sắc nhạt, sau đậm dần, cuối cùng hồng nhạt), không quá đặc hoặc quá loãng, không vón cục hay có mùi khác thường, có thể kèm theo dịch nhày tử cung hoặc tế bào niêm mạc tử cung.
II. Những rối loạn kinh nguyệt thường gặp
Chu kỳ kinh nguyệt ngắn dưới 21 ngày, còn gọi là kinh đến trước kỳ, kinh sớm, kinh mau
Chu kỳ kinh nguyệt dài hơn 36 ngày gọi là kinh thưa, kinh muộn
Rong kinh: Ngày hành kinh kéo dài hơn 7 ngày, lượng huyết có thể nhiều, trung bình, hoặc ít hơn bình thường.
Cường kinh: Số lượng kinh nhiều, thời gian có kinh có thể bình thường hoặc dài.
Thiểu kinh: Số lượng kinh ít (lượng băng vệ sinh dùng rất ít hoặc thậm chí không cần dùng), số ngày có kinh ngắn hơn 3 ngày.
Kinh nguyệt không đều, xuất huyết không theo quy luật: Kinh nguyệt hoàn toàn không có tính quy luật, thời gian giữa hai kỳ kinh có thể kéo dài vài tháng mà cùng có thể là dăm ngày. Lượng kinh nguyệt có lúc nhiều nhưng cũng có lúc ít.
Rong huyết là hiện tượng là hiện tượng huyết ra không có chu kì, nhiều khi lầm với kinh nguyệt không đều. Rong huyết thường kèm theo kinh ít và kinh thưa.
Xuất huyết giữa kỳ kinh: Thường bị xuất huyết vài ngày trong thời gian giãn cách giữa hai chu kỳ (lượng máu thường là tương đối ít).
Vô kinh là chỉ kinh nguyệt ngừng từ 6 tháng trở lên.
Đau bụng dữ dội trong thời kỳ kinh nguyệt gọi là thống kinh.
Những rối loạn kinh nguyệt nói trên ít nhiều đều có liên quan đến vô sinh, hiếm muộn vì nó là biểu hiện của một số bệnh lý hệ sinh sản
III. Nguyên nhân
Trong mỗi vòng kinh, chất nội tiết của buồng trứng làm nội mạc tử cung mọc dày lên, nhưng khi chất nội tiết này tụt xuống thì nội mạc tử cung bong và gây ra chảy máu kinh nguyệt. Khi chất nội tiết này tăng và giảm theo nhịp độ tương đương với một tháng thì kinh nguyệt sẽ đều. Hoạt động nội tiết của buồng trứng còn tùy thuộc vào sự chỉ huy và kích thích của hoạt động của các tuyến nội tiết ở phía trên. Trực tiếp với buồng trứng là tuyến yên. Trên tuyến yên lại có vùng dưới đồi là cấp chỉ huy. Vùng dưới đồi lại chịu ảnh hưởng của hoạt động vỏ não. Như vậy, có nhiều nguyên nhân làm kinh nguyệt không đều và không phải bao giờ cũng tìm được nguyên nhân.
Ở tuổi vị thành niên, kinh nguyệt bị rối loạn trong 1-2 năm đầu là hiện tượng bình thường. Khi dài khi ngắn hoặc vô kinh hoặc rong kinh. Nguyên nhân là do vòng kinh không có rụng trứng vì sự điều chỉnh nội tiết của vỏ não xuống buồng trứng hay sự hoạt động của buồng trứng chưa ổn định. Khi đến tuổi trưởng thành, tình trạng rối loạn kinh nguyệt sẽ được cải thiện vì hệ thống điều chỉnh nội tiết từ vỏ não xuống buồng trứng đã hoàn chỉnh.Tuy nhiên, đó cũng có thể là biểu hiện của các tình trạng như: quá trình phát dục của cơ thể gặp trở ngại, rối loạn nội tiết, dinh dưỡng không đầy đủ, mắc một số căn bệnh…
Ở lứa tuổi sinh đẻ, rong kinh rong huyết có thể do nhiều nguyên nhân: dọa sẩy thai, thai ngoài tử cung, sẩy thai sót nhau, thai trứng, thai chết lưu, viêm nhiễm sinh dục, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư tử cung, buồng trứng đa nang, lạc nội mạc tử cung, quá sản niêm mạc tử cung…. Tất cả những nguyên nhân này đều tác động không tốt đến quá trình trứng thụ tinh, làm tổ, thai nhi phát triển và ra đời. Những bệnh lý trên không điều trị sớm có thể dẫn đến vô sinh.
Ở phụ nữ lứa tuổi tiền mãn kinh, biểu hiện rối loạn kinh nguyệt tương tự như trên do vòng kinh cũng không có rụng trứng, viêm nhiễm sinh dục, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư tử cung
Ngoài ra còn do: stress (nghĩa là trong cuộc sống có nhiều yếu tố gây căng thẳng, lo phiền, đau khổ…), Thần kinh căng thẳng, cơ thể bị xúc động mạnh hay thay đổi về thể trạng, môi trường đột ngột, rối loạn tiêu hóa (ăn quá nhiều), lao động hoặc luyện tập thể thao quá nhiều, béo phì, tụt cân (có thể mất nhiều mỡ), rối loạn các hoocmôn sinh dục (có thể do thuốc tránh thai, thuốc giảm cân, thuốc thay thế nội tiết), bệnh lý ở tuyến nội tiết, bệnh về máu, bệnh giảm tiểu cầu, dụng cụ tử cung, thói quen hút thuốc, uống rượu, Bệnh toàn thân: Nhiễm trùng, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, sơ gan, …
IV. Biến chứng rối loạn kinh nguyệt
Chu kỳ kinh kéo dài gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày. Đó cũng là giai đoạn nhạy cảm của cơ thể. Vi khuẩn dễ dàng tấn công gây nên những bệnh viêm nhiễm như: viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng trứng…
Nếu lượng máu trong những ngày có kinh mất đi quá nhiều sẽ gây nên bệnh thiếu máu, cơ thể sẽ dễ mệt mỏi, cáu gắt, khó chịu.
Cơ thể phát triển bình thường, vòng kinh đều đặn và ổn định là yếu tố vô cùng quan trọng đối với khả năng sinh sản của phụ nữ. Chu kỳ kinh quá dài hay quá ngắn cũng gây khó khăn cho việc thụ thai. Và hậu quả chung là vô sinh, hiếm muộn.
Mặt khác, vô sinh – hiếm muộn không hoàn toàn do rối loạn kinh nguyệt gây ra, mà là do một hoặc một số bệnh trong cơ thể như noãn sinh trưởng bất thường, tắc ống dẫn trứng, viêm nhiễm âm đạo, u xơ tử cung… khiến cho kinh nguyệt không đều và cản trở trứng thụ tinh làm tổ. Nói cách khác, rối loạn kinh nguyệt mà điển hình là việc hành kinh không đều chính là tín hiệu không thể thụ thai, dẫn đến hiếm muộn, thậm chí là vô sinh ở nữ giới.
Nếu rơi vào trường hợp rối loạn chu kỳ kinh nguyệt thì cần đi thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm bởi vì nguy cơ vô sinh – hiếm muộn từ những phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt là rất cao.
V. Đông y trị bệnh
- 1. Do can uất
Triệu chứng: Sắc đỏ tía có cục, sắc mặt xanh xám, tinh thần uất ức, khi hành kinh vú căng, thống kinh trước kì, đau lan ra ngực sườn, ợ hơi, táo bón, đau lưng, mạch huyền sác
Cú thể dựng Tiêu dao tán, nếu có nhiệt gia Đan bì, Chi tử
Hoặc bài việt cúc hoàn
Pháp trị: Sơ can lí khí giải uất
Bài thuốc: tiêu dao tán hợp Việt cú hoàn
kinh rối loạn can uất | Xương truật | 8 | Hương phụ | 8 | Thần khúc | 6 | |
Xuyên khung | 12 | Hậu phác | 8 | Chỉ sác | Sài hồ | 12 | |
Chi tử | 8 | Bạch linh | 12 | Bạch thược | 12 | Qui xuyên | 12 |
Bạch truật | 12 | Trần bì | 10 | Trích thảo | 6 |
Châm cứu: Khí hải, Tam âm giao, Thận du tỳ du, Túc tam lí
- 2. Tỳ hư
Triệu chứng: Lượng ít, sắc nhạt, sắc mặt vàng, tay chân phù thũng, tinh thần mệt mỏi thích nằm, tay chân không ấm, huyễn vựng, hồi hộp, bụng trướng, miệng nhạt, ăn kém, đại tiện lỏng, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch hư trì
Pháp trị: Bổ tỳ điều kinh
Qui tỳ thang gia giảm
Kinh rối loạn tỳ hư | Sinh khương | 5 | Bạch truật | 12 | Phục thần | 8 | |
Đương qui | 12. | Long nhãn | 12 | Đẳng sâm | 16 | Hoài sơn | |
ý dĩ | 12 | Biển đậu | Hoàng kỳ | 12 | Thục địa | 20 | |
Mộc hương | 6 | Viễn trí | 8 | Táo nhân | 8 |
Châm cứu: Khí hải, Tam âm giao, Thận du, Tỳ du, Túc tam lí
- 3. Can thận hư
Kinh rối loạn sắc nhạt, trong loãng, sắc mặt ám tối, ù tai, chúng mặt, đau mỏi lưng, tiểu tiện đi nhiều lần, Đại tiên lỏng, Mạch trầm nhược
Pháp trị: Bổ can thận, điều kinh
Định kinh thang
Kinh rối loạn can thận hư | Thục địa | 12 | Bạch thược | 12 | Phục linh | 8 | |
Sài hồ | 12 | Qui đầu | 8 | Thỏ ty tử | 8 | Hoài sơn | 12 |
Hăc giới tuệ | 12 | Hương phụ | 8 | ||||
- 4. Thấp nhiệt
Kinh rối loạn khi hành kinh thì lưng và bụng trướng đau, vú căng trướng ngực khó chịu, hoàng đới, hoặc khí hư trắng đỏ lẫn lộn, hoặc ngứa bộ phận sinh dục, rêu vàng nhớt, bệnh do thấp nhiệt nung nấu ở trong, khí huyết không điều hoà
Chu thị thông kinh chỉ đới thang (Chu tớn hữu gs trung y học viện cam tỳc)
Đương qui | 9 | Ích mẫu | 20 | Xích thược | 9 | ||
Đan bì | 15 | Quế chi | 9 | Thông căn bì | 15 | Ngải diệp sao | 9 |
Hương phụ | 9 | Thổ phục | 20 | ý dĩ | 20 | ||
- 5. Khí huyết hư ứ trệ
Kinh rối loạn, lượng huyết nhiều hoặc ít, sắc kinh nhợt hoặc tối, hoặc kèm theo cục huyết, sợi huyết, bụng dưới trướng mà trệ, ngực sườn đau âm ỉ lâu ngày không khỏi, bệnh thuộc huyết hư kiêm ứ trệ. Lại thêm chứng hồi hộp đoản hơi là cả khí cũng hư
ích hoàng bát chân tán
Kinh rối loạn khí huyết hư ứ trệ |
Đẳng sâm |
24 |
Phục linh |
12 |
Sinh địa |
12 |
|
Xuyên khung | 6 |
Giỏ trưng |
9 |
Kê huyết đằng |
18 |
Bạch truật |
9 |
Đương qui | 9 |
Xích thược |
9 |
Ích mẫu |
30 |
Bồ hoàng |
9 |
- 6. Kinh nghiệm
Dùng bài tứ vật gia giảm chữa KRL, ra không thoải mái, có khi kèm hòn cục
Kinh rối loạn kinh nghiệm | Đương qui | 10 | Xuyên khung | 3 | Hương phụ | 10 | |
Ngải diệp | 3 | Bạch thược | 7 | Sinh địa | 7 | A giao | 1.5 |
Trích thảo | 3 |
Nếu thuộc nhiệt gia: Hoàng cầm, Kinh giới thán.
Nếu thuộc hàn gia: Bào khương, Đỗ Trọng
Nếu hư gia Hoàng kỳ, Đẳng sâm, Bạch truật
Nếu kiêm cả mỏi lưng ù tai là thận cũng hư uống Điều kinh dưỡng huyết thang
Thục địa | 12 | A giao | 12 | Bạch thược | 18 | ||
Trần bì | 9 | Đỗ Trọng | 12 | Tang kí sinh | 30 | Qui đầu | 15 |
Đan sâm | 30 | Sài hồ | 6 | Hương phụ | 9 | Tục đoạn | 12 |
Cam thảo | 3 |
Kinh sớm gia Sinh địa, Đan bì.
Kinh muộn gia: Trạch lan, khôn thảo, Tô ngạnh, Cát cánh
- 7. Thận huyết hư
Kinh rối loạn, mỏi lưng, ù tai, hồi hộp, đoản khí, ăn kém, khi ra kinh thì đau bụng, mạch tế sáp là do thận hư huyết thiếu
Tăng hiệu điều kinh
Kinh rối loạn thận huyết hư | Địa hoàng | 10 | Đẳng sâm | 10 | Đương qui | 6 | |
Bạch truật | 10 | Trần bì | 10 | Tục đoạn | 10 | Nguyệt quế hoa | 3 |
Thỏ ty tử | 10 | Chế Hương phụ | 10 |
Nếu dùng thuốc sắc mà huyết nhiệt dẫn đến kinh sớm gia: Địa cốt bì, Đan bì
Âm hư kinh sớm gia: Mạch môn, Trinh nữ tử, Bạch thược
Hàn tà ẩn náu ở bào mạch dẫn đên kinh chậm gia: Quế tâmq, Ngải diệp
Thiên về huyết hư gia: Kỉ tử, Sơn thù
Nếu uất hạ mà đau bụng gia: Huyền hồ, ô dược
Khí hư kinh nhiều gia: Hoàng kỳ, Đẳng sâm lượng nhiều
Huyết ứ kinh nhiều gia: Bồ hoàng, Ngũ linh chi, Ích mẫu
Huyết ứ kinh ít gia: Đào nhân, Hồng hoa,
- 8. Khí huyết hạ hãm
Kinh rối loạn, lượng nhiều, thời gian kéo dài, mỏi lưng, nặng trệ
(Theo Lương y Nguyễn Hữu Toàn)
Lưu ý: Tùy cơ địa mỗi người mà hiệu quả điều trị của thuốc sẽ khác nhau.
Bệnh nhân có thể mua thuốc trực tiếp tại địa chỉ:
Cơ sở 1: Số 482 lô 22C, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng
Cơ sở 2: Số 16, lô 1B, Trung Yên 11, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0225.7300111- 18006834
Bệnh nhân ở xa có thể đặt mua thuốc qua hotline, qua email: thaythuoccuaban01@gmail.com. Hoặc địa chỉ facebook: https://www.facebook.com/Phongkhamdongynguyenhuutoan.thaythuoccuaban/ Qua zalo: 0975537259
Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích. Hãy chia sẻ để tạo phúc cho mình và giúp đỡ mọi người.
Lương y Nguyễn Hữu Toàn tư vấn chữa hiếm muộn