I. Đại cương
Vô kinh là một triệu chứng của vô sinh.
Vô kinh là tình trạng bệnh không thấy hiện tượng kinh nguyệt khi đến tuổi dậy thì (vô kinh nguyên phát) hoặc vắng kinh quá 3 tháng ở phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều, quá 6 tháng ở phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều (vô kinh thứ phát)
Mặt trong thành tử cung có một lớp niêm mạc bao phủ, được gọi là nội mạc tử cung. Bạn gái khi đến tuổi dậy thì, hàng tháng, dưới tác dụng của hormon sinh dục nữ, nội mạc tử cung phát triển dày lên để sẵn sàng nhận trứng thụ tinh làm tổ. Khi sự thụ tinh không diễn ra, nội mạc tử cung sẽ tự bong ra và gây chảy máu hay còn gọi là hành kinh. Khoảng thời gian giữa ngày chảy máu đầu tiên của chu kì kinh nguyệt này với ngày chảy máu đầu tiên của chu kỳ kế tiếp gọi là một chu kỳ kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường dài khoảng 28 ± 7 ngày. Đa số phụ nữ có những chu kỳ chênh lệch nhau vài ngày, có những lúc dao động đến một tuần, nửa tháng. Một số người đặc biệt có chu kì 3 tháng, 6 tháng hoặc một năm
Bệnh không bao gồm các trường hợp: tuổi dậy thì chu kỳ kinh chưa đều, mãn kinh, có thai, cho con bú và các trường hợp vô kinh giả như: cổ tử cung bị bít kín, không có âm đạo, màng trinh không có lỗ thủng như bình thường … làm máu kinh bị ứ đọng không ra được ngoài.
Nguyên nhân của vô kinh nguyên phát là do bạn bị rối loạn hormone sinh dục nữ, cơ thể không có những biểu hiện nữ tính: ngực không phát triển, không có lông mọc vùng kín… biểu hiện của buồng trứng không hoạt động. Có thể là hậu quả của teo dính buồng trứng bẩm sinh, teo tuyến yên bẩm sinh. Ngoài ra còn có nguyên nhân từ bệnh rối loạn di truyền (tinh hoàn nữ tính hóa, hội chứng thượng thận sinh dục, hội chứng turner) và di bất thường đường sinh dục (teo âm đạo, teo tử cung,…)
Có rất nhiều nguyên nhân gây vô kinh thứ phát: Lao nội mạc tử cung, xảy ra sau lao phổi, cắt bỏ hai buồng trứng, u buồng trứng, u tuyến yên, cường tuyến giáp, thiểu năng tuyến giáp, cường vỏ thượng thận, … mà biến chứng của những bệnh này là vô sinh
Ngoài những nguyên nhân trên, vô kinh còn có thể do nguyên nhân thần kinh (stress, lo lắng, buồn bã), dinh dưỡng, chuyển hóa, hoặc những bệnh toàn thân khác.
Vô kinh không điều trị sớm có thể dẫn đến tình trạng khó có con hoặc thậm chí là vô sinh, hiếm muộn. Vì thế, những người 3 tháng hoặc 6 tháng hoặc 1 năm có kinh một lần đều đặn, mà vẫn sinh nở bình thường thì không gọi là bệnh.
Theo YHCT, có nhiều nguyên nhân dẫn đến như tiên thiên can thận bất túc mạch xung nhâm không đầy đủ, khí huyết hư suy làm xung nhâm khô cạn, hoặc do khí uất, huyết ứ, đàm thấp ngăn trở, hoặc do phong hàn vít lấp, hoặc vị nhiệt thương âm …
II. Điều trị
1. Phong hàn
Triệu chứng: Kinh bế vài tháng, bụng dưới đau lạnh, chân tay không ấm, ngực buồn tức, buồn nôn, rêu trắng, mạch trầm khẩn
Pháp trị: Ôn kinh tán hàn, thông trệ
Bế kinh phong hàn | Quế chi |
8 |
Tô ngạnh |
8 |
Bạch chỉ |
8 |
|
Đan sâm |
12 |
Xuyên khung |
10 |
Uất kim |
8 |
Nga truật |
8 |
Ngưu tất |
12 |
Đương qui |
8 |
Bạch thược |
8 |
Đẳng sâm |
12 |
Cam thảo |
4 |
Đan bì |
8 |
2. Vị nhiệt:
Do nhiệt tích ở trung tiêu không dẫn xuống được làm tổn thương tan dịch và kinh huyết
Triệu chứng: Bế kinh, sắc mặt vàng, 2 gò mỏ đỏ, tâm phiền nóng nẩy, miệng đắng, họng khô, người gầy, lưỡi đỏ rêu vàng khô, có khi loét miệng, lưỡi, mạch huyền,tế sác
Pháp trị: Tiết nhiệt, tân âm
Bế kinh vị nhiệt | Qui đầu |
12 |
Thục địa |
20 |
Bạch thược |
12 |
|
Đại hoàng |
4 |
Mang tiêu |
4 |
Cam thảo |
4 |
Xuyên khung |
8 |
3. Can thận bất túc
Triệu chứng: Có kinh muộn (sau 18 tuổi) hoặc có kinh một vài lần sau đó mất luôn. mệt mỏi, da xạm, váng đầu, ù tai, đau lưng mỏi gối, lưỡi nhạt, rêu trắng mỏng, Mạch tế nhược hoặc trầm sáp
Pháp trị: Bổ can thận, dưỡng huyết điều kinh
Bài thuốc: Qui thận hoàn gia vị
Bế kinh can thận bất túc | Thục địa |
16 |
Qui đầu |
16 |
Bạch linh |
12 |
|
Ích mẫu |
12 |
Sơn thù |
6 |
Đỗ Trọng |
10 |
Ngưu tất |
16 |
Thỏ ty tử |
12 |
Hoài sơn |
16 |
Kỉ tử |
12 |
Hương phụ |
10 |
Cam thảo |
4 |
Hà thủ ô |
16 |
Cẩu tích |
12 |
4. Khí hư :
Do ăn uống không điều độ, dinh dưỡng kém, lao động quá sức làm tỳ vị hư không sinh huyết .
Triệu chứng: Bế kinh vài tháng sắc mật vàng, tinh thần mệt mỏi tay chân lạnh, phù thũng, đầu choáng hồi hộp, hơi thở gấp đầy bụng, ăn kém, đại tiện lỏng, miệng nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm hoãn
Pháp trị: Bổ khí dưỡng huyết
Bế kinh khí hư | Hoàng kỳ |
12 |
Sài hồ |
8 |
Bạch truật |
12 |
|
Đẳng sâm |
12 |
Đương qui |
8 |
Trần bì |
6 |
Cam thảo |
4 |
Thăng ma |
8 |
Bạch thược |
8 |
Đan sâm |
8 |
Ngưu tất |
8 |
Hoặc: Qui tỳ thang, sâm linh bạch truật tân
5. Huyết hư:
Hay gặp ở người thiếu máu
Triệu chứng: Bế kinh, sắc mặt vàng úa, hay hoa chóng mặt, nhức đầu hồi hộp thở ngắn, lưng đau ăn kém gầy mòn ,da khô nhạt mạch hư sác
Pháp trị: Bổ khí dưỡng huyết tứ vật đào hồng gia sâm truật
Bài thuốc
Bế kinh huyết hư | Đẳng sâm |
20 |
Kê huyết đằng |
12 |
Xuyên khung |
8 |
|
Ý dĩ |
16 |
Kỉ tử |
12 |
Thục địa |
16 |
Hà thủ ô |
12 |
Bạch truật |
12 |
Ngưu tất |
12 |
Ích mẫu |
16 |
Hoàng kỳ |
8 |
Hoài sơn |
16 |
Qui đầu |
8 |
Bạch thược |
12 |
6. Âm hư
Do lo nghĩ quá độ, do các bệnh mãn tính, như lao ,Viêm phế quản mãn, hoặc thời kì hồi phục của các bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng gây các hiện tượng âm hư, phần huyết kém gây bế kinh
Triệu chứng: Bế kinh vài tháng, người gầy mòn, sắc mặt trắng, hai gò mỏ đỏ, lòng bàn tay, bàn chân nóng, miệng khô ráo, ho khan hoặc khạc ra máu, miệng khô, tâm phiền, ít ngủ lưỡi đỏ rêu vàng mạch hư tế sác
Pháp trị: Bổ can thận, hoạt huyết / nếu ho lao phế âm hư thì bổ phế, thận âm
Bế kinh âm hư 1 | Bạch thược |
24 |
Hoàng kỳ |
8 |
Cam thảo |
8 |
|
Ngũ vị |
8 |
A giao |
8 |
Bán hạ |
8 |
Bạch linh |
8 |
Qui đầu |
8 |
Sa sâm |
8 |
Thục địa |
8 |
Châm cứu: Túc tam lí , Khí hải , Trung cực, Vị du, Huyết hả , Thận du, Phế du
Nếu âm hư hoả vượng xuất hiện gò mỏ đỏ từng lúc, lòng bàn tay nóng ra mồ hôi trộm , ít ngủ
Pháp trị: Bổ huyết dưỡng âm
Bế kinh âm hư 2 | Bá tử nhân |
12 |
Xuyên khung |
8 |
Trạch lan |
20 |
|
Tục đoạn |
20 |
Thục địa |
10 |
Đan sâm |
12 |
Quế chi |
8 |
Ngưu tất |
12 |
Bạch chỉ |
8 |
Qui đầu |
8 |
Bạch thược |
8 |
Đan bì |
8 |
Đẳng sâm |
12 |
Cam thảo |
4 |
Nga truật |
8 |
Châm cứu: Gian sử, Tam âm giao, Thận du, Huyết hải
7. Khí uất:
Do tình chí uất ức
Triệu chứng: Bế kinh sắc mặt vàng, nóng nẩy, hay cáu gắt, phiền táo, choáng, ù tai, ngực sườn chướng đau, ăn ít, ợ hơi, rêu lưỡi vàng dầy, mạch huỳên hoạt
Pháp trị: điều khí, giải uất, điều kinh
Bế kinh khí uất | Hương phụ |
8 |
Trần bì |
8 |
Xuyên khung |
12 |
|
Tô ngạnh |
9 |
Nga truật |
8 |
Uất kim |
8 |
Ô dược |
8 |
Ngưu tất |
12 |
Đào nhân |
8 |
Bạch linh |
8 |
Bán hạ |
6 |
Cam thảo |
8 |
Binh lang |
4 |
Thanh bì |
8 |
Nhũ hương |
6 |
Châm cứu: Trung cực, Hợp cốc, Khí hải, tam âm giao, hành gian
8. Đàm thấp
Triệu chứng: Bế kinh, người béo, không muốn ăn, có lúc buồn nôn, Tiểu tiện nhiều, miệng nhạt, rêu trắng nhờn, mạch huyền hoạt
Pháp trị: Trừ đàm thấp, điều kinh
Bế kinh đàm thấp | Hương phụ |
8 |
Trần bì |
8 |
Bán hạ |
6 |
|
Cam thảo |
4 |
Ý dĩ |
12 |
Đẳng sâm |
12 |
Chỉ sác |
8 |
Nga truật |
8 |
Uất kim |
8 |
X truật |
8 |
Bạch linh |
8 |
Nam tinh |
8 |
Châm cứu: Túc tam lí, Khí hải, Trung cực, Vị du, Huyết hải, Phong long, trung quản
9. Huyết ứ
Bệnh bế kinh có chứng xung nhâm ứ trệ thì bụng dưới trệ và đau, cự án, bạch đái khá nhiều.
Triệu chứng: Bế kinh vài tháng, sắc mặt xanh tối, hạ vị cứng trướng, cự án , miệngkhô, không muốn uống, 2 bên lưỡi tía, mạch trầm huyền sáp
Pháp trị: Hoạt huyết trục ứ
Bế kinh huyết ứ | Đương qui |
12 |
Tạo giác thích |
8 |
Xích thược |
12 |
|
Đào nhân |
10 |
Hồng hoa |
10 |
Xuyên khung |
8 |
Huyền hồ |
8 |
Hương phụ |
8 |
Đan sâm |
8 |
Trạch lan |
8 |
Ngưu tất |
12 |
Ích mẫu |
12 |
Uất kim |
8 |
Huyền hồ |
8 |
(Theo Lương y Nguyễn Hữu Toàn)