Vô sinh, vô sinh nam, vô sinh nữ, chữa bệnh vô sinh

Vô sinh, những vấn đề nên biết

Vô sinh thứ phát

Vô sinh thứ phát là trường hợp đã từng có con ít nhất 1 lần nhưng sau 1 thời gian, khi họ có kế hoạch mang thai nhưng không có kết quả. Theo thống kê, vô sinh thứ phát có tỷ lệ gần bằng vô sinh nguyên phát.

Nguyên nhân gây vô sinh thứ phát thường gặp nhất là do tắc vòi tử cung và viêm dính buồng tử cung, ngoài ra còn có nguyên nhân do lối sống như: nạo phá thai, quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục ngoài hôn… một số nguyên nhân khác như dị dạng tử cung, u xơ tử cung, tiền căn phẫu thuật vùng chậu, viêm vùng chậu…

Trường hợp vòi tử cung không bị tắc hoàn toàn, nếu tinh trùng từ tử cung vẫn lên được ống dẫn trứng để thụ tinh sẽ làm cho phôi thai sau khi thụ tinh bị giữ lại tại đó không trở về buồng tử cung được gây nên chửa ngoài tử cung (thai phát triển ngay tại ống dẫn trứng).

Trường hợp buồng tử cung bị viêm dính sẽ làm cho tinh trùng không có đường đi lên vòi tử cung để thụ thai với trứng. Nếu tinh trùng len lách lên để thụ tinh được với trứng mới rụng thì phôi sau khi thụ tinh cũng không có nơi làm tổ vì hai mặt tử cung đã dính lại với nhau (dính toàn bộ hay dính một phần). Với trường hợp tử cung dính ít, thầy thuốc chuyên khoa có thể dùng biện pháp chuyên môn tách phần dính và chọn biện pháp thích hợp giúp cho hai mặt tử cung không bị dính trở lại; nhưng nếu tử cung đã bị dính toàn bộ thì người phụ nữ không còn khả năng sinh sản và ngay kinh nguyệt hàng tháng cũng không có nữa.

Phần phụ trong bộ phận sinh dục nữ là danh từ chỉ các phần khác của bộ phận sinh dục không phải tử cung như: buồng trứng, vòi trứng và các dây chằng. Gọi là “phần phụ” nhưng chỉ trừ các dây chằng là không liên quan đến thụ thai, còn lại đều rất quan trọng, không thể thiếu được trong việc thụ thai và sinh đẻ. Vì thế các phần phụ này nếu bị viêm nhiễm thì cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng có thai và sinh đẻ của người phụ nữ.

Làm thế nào để phát hiện phụ nữ bị vô sinh?

Với một phụ nữ bình thường, chưa sinh đẻ lần nào, khi đã có quan hệ tình dục với chồng và cả vợ lẫn chồng luôn sống bên nhau trong vòng một năm, đều mong muốn có con nhưng người vợ không có thai thì có thể đã có nguyên nhân vô sinh nguyên phát. Với cặp vợ chồng đã từng có con, nhưng kể từ khi muốn có thai tiếp đã 6 tháng trở lên không thụ thai được thì cũng phải nghĩ đến khả năng vô sinh thứ phát.

Mọi trường hợp nghi ngờ vô sinh cần được đi khám tại các cơ sở sản- phụ khoa để được thầy thuốc tư vấn, thăm khám, cho làm các xét nghiệm cần thiết và lựa chọn cách điều trị thích hợp. Trường hợp vô sinh nguyên phát có thể lý do không phải chỉ ở người vợ mà có đến gần 50% là do người chồng. Vì thế khi khám vô sinh thầy thuốc cần phải khám và xét nghiệm cho cả người chồng; trong khi nguyên nhân vô sinh thứ phát nhiều khả năng chỉ do người vợ. Tuy thế, ngay cả trường hợp vô sinh thứ phát cũng nên khám và xét nghiệm cho người chồng vì trong quá trình sinh sống, cơ thể ngườì đàn ông có thể đã có những bất thường không có lợi cho việc sinh sản.

Trường hợp nghi ngờ vô sinh cần đi khám chuyên khoa càng sớm càng tốt, không nên để kéo dài vài ba năm hoặc nhiều hơn. Khi tuổi người phụ nữ đã cao mới đi khám thì chức năng sinh sản lúc này cũng đã giảm sút khiến các biện pháp hỗ trợ sinh sản cho họ lúc đó sẽ ít kết quả hơn so với lứa tuổi dưới 30. Một tài liệu theo dõi số phụ nữ thụ tinh trong ống nghiệm cho thấy những chị em ở lứa tuổi 35 – 38 chỉ có khoảng 25 – 30% đạt kết quả trong khi ở lứa tuổi dưới 30, tỷ lệ này từ 35 – 40%.

Xử trí giúp một cặp vợ chồng bị vô sinh hiện nay đã có nhiều tiến bộ và không phải chỉ ở các bệnh viện tuyến trung ương mà đã có thể thực hiện được tại các bệnh viện chuyên khoa hoặc các khoa sản nhiều bệnh viện tỉnh trong cả nước và đã giúp cho hàng vạn cặp vợ chồng đạt niềm hạnh phúc.

Trong quá trình điều trị bệnh tại phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn, chúng tôi thống kê thấy hiệu quả điều trị lên đến 80% cho các ca vô sinh thứ phát do tắc vòi trứng, dính buồng tử cung. Các bạn có thể gọi điện đến số 19006834 để được các bác sĩ tư vấn về bệnh và cách điều trị. Thông tin tham khảo tại http://vosinh.info – http://thaythuoccuaban.com