Tỷ lệ vô sinh ngày càng gia tăng trong đó trong các trường hợp vô sinh, nguyên nhân do nữ chiếm 45%, do nam chiếm 25% và nguyên nhân do từ 2 phía chiếm 25%. Để phòng bệnh vô sinh cần phải có lối sống lành mạnh. Bạn hãy tham khảo nhưng lời khuyên của các chuyên gia để phòng nguy cơ bệnh vô sinh.
1. Giảm cân quá mức và chế độ ăn ít béo
Nhiều chị em rất muốn một thân hình thon gọn nên đã giảm béo, nhưng nghiên cứu cho thấy, giảm béo quá mức có thể gây vô sinh. Các chuyên gia giải thích rằng, chất béo chuyển hóa tiết tố nam thành tiết tố nữ, đồng thời cung cấp năng lượng cần thiết, cho nên chất béo vô cùng quan trọng đối với chức năng sinh sản của các chị em.
2. Nạo phá thai nhiều lần
Nạo phá thai dẫn tới sự tổn thương cổ tử cung. Nó làm cổ tử cung mở sớm, yếu dần và cuối cùng là không thể mang nổi bào thai sau này. Hơn nữa, vòi tử cung là một bộ phận dễ vỡ, nó thường đóng kín nếu bị nhiễm trùng.
Loại bệnh điển hình của khu vực này là bệnh viêm khung xương chậu. Do đó, vấn đề nạo phá thai ngày một gia tăng đã thực sự trở thành một vấn nạn, tỷ lệ gia tăng mạnh mẽ điều này vô cùng nguy hiểm vì ở độ tuổi vị thành niên nếu nạo phá thai nhiều lần làm tăng nguy cơ vô sinh sau này.
3. Hút thuốc trong thời gian dài
Một số phụ nữ trẻ coi hút thuốc là mốt, mà không hề biết rằng hành động này sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng. Khói thuốc và nicotine sẽ gây ra bệnh mạch máu, khiến mạch máu tử cung bị ảnh hưởng.
Mang thai thời kỳ đầu dễ bị sẩy thai, một trong những biến chứng nguy hiểm nhất trong giai đoạn giữa thai kỳ chính là tăng huyết áp. Hút thuốc trong thời gian dài còn gây tổn hại toàn bộ hệ thống tiết tố, ảnh hưởng tới chức năng buồng trứng, gây rối loạn nội tiết tố dẫn tới vô sinh.
4. Tình dục bừa bãi
Nhiều chị em do không biết cách phòng tránh hoặc tình dục bừa bãi dẫn tới các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Tỷ lệ nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở phụ nữ cao hơn nam giới. Tần suất quan hệ tình dục và quan hệ bừa bãi là con đường lây truyền chéo làm cho các bệnh sinh dục đặc trưng lây lan, vì vậy dẫn đến tỷ lệ bệnh viêm vùng chậu tương đối. Mà bệnh lý này làm tăng nguy cơ vô sinh.
5. Tuổi tác
Tuổi tác ảnh hưởng rất lớn tới khả năng sinh sản của phụ nữ, từ quy luật sinh lý của nữ giới có thể thấy, chức năng sinh sản mạnh nhất ở độ tuổi 25, sau tuổi 30 giảm dần, sau tuổi 35 sụt giảm mạnh, sau tuổi 44 là 78% phụ nữ mất đi khả năng mang thai.
Cách sống, môi trường, tuổi tác đều có thể ảnh hưởng tới chất lượng tế bào trứng, tuổi càng cao thì nguy cơ chất lượng trứng bị ô nhiễm bởi không khí bên ngoài, bức xạ điện từ, các loại ô nhiễm hóa học càng nhiều. Do đó, độ tuổi sinh sản lý tưởng nhất cho phụ nữ là 26-30.
6. Viêm âm đạo
Viêm âm đạo là bệnh phổ biến và rất hay gặp đối với phụ nữ, nhất là những phụ nữ đã có quan hệ tình dục. Tình trạng bệnh có thể nhẹ, có thể tự chẩn đoán, tự điều trị, tự khỏi nhưng cũng có thể nặng, có thể có những biến chứng xấu như ung thư tử cung, vô sinh…
Trong các nguyên nhân, viêm âm đạo do nấm Candida (albican hay non-albican), trùng roi Trichomonas vaginalis và tạp khuẩn (bacterial vaginosis) là nguyên nhân thường gặp nhất, có thể đạt 90% các trường hợp viêm âm đạo.
7. Quan hệ tình dục trong kỳ kinh nguyệt
Trong thời gian hành kinh, là thời gian mà niêm mạc tử cung dễ bị tổn thương và rất dễ bị nhiễm khuẩn. Nếu quan hệ trong thời gian này, việc giao hợp có thể sẽ dẫn tới rách và làm viêm nhiễm niêm mạc tử cung. Nếu bệnh nặng sẽ dẫn tới vô sinh.
8. Áp lực quá lớn
Phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản, nếu bị stress trong thời gian dài, sẽ khiến trứng không còn tiết ra nội tiết tố nữ và rụng trứng, kinh nguyệt cũng bắt đầu rối loạn thậm chí còn mất kinh, trong trường hợp này, đương nhiên cũng sẽ không dễ mang thai.