Tuần thai thứ 34
Cân nặng và chiều cao của bé
Bé giờ không có không gian rộng để cử động do đã dài hơn 46cm và nặng vào khoảng 2.4kg.
Quá trình phát triển của bé
Bởi vì trong tử cung của bạn rất ấm cúng nên bé cũng không định nhào lộn gì nữa, nhưng số lần bé đạp thì vẫn duy trì như cũ. Thận của bé đã phát triển đầy đủ, gan của bé cũng có thể lọc chất thải. Hầu hết các phát triển về thể chất đều đã hoàn tất – bé sẽ dành vài tuần tiếp theo để tăng cân. Thận cũng như toàn bộ cơ thể đều trên đà phát triển và hoàn thiện các chức năng. Gan của bé bắt đầu thải độc. Ở trong bụng mẹ, bé uống nước ối, chất thải và vài thứ nữa. Cơ thể của bé đến thời điểm này đã có thể tự lọc chất bẩn được. Những chất thải này vẫn ở lại trong ruột 24 giờ sau khi sinh. Khi nó dày lên và có màu xanh thì gọi là phân su, đó là dấu hiệu cho biết ruột bé hoạt động tốt. Bé bây giờ vươn ra ngoài tử cung nhiều hơn là nằm yên trong túi ối. Bạn sẽ phải siêu âm lần cuối xem vị trí của thai nhi như thế nào, ước lượng kích cỡ của bé. Bé đang phát triển tốt, ngủ nhiều và thức dậy cũng nhiều. Bé cũng có 4 trạng thái: ngủ động, ngủ tĩnh, thức tĩnh và thức động.
Tuần thai thứ 35
Cân nặng và chiều cao của bé
Giờ bé đã nặng khoảng 2.7kg và dài hơn 47cm.
Quá trình phát triển của bé
Em bé của bạn đang đều đặn tăng cân — khoảng gần 30g mỗi ngày. Bé đang rụng dần phần lớn lớp lông tơ bao phủ cơ thể cũng như chất gây – tức chất sáp bao phủ làn da của bé trong suốt chín tháng trong bồn tắm nước ối. Đến hết tuần này, bé của bạn sẽ được coi là đủ ngày đủ tháng. (Đủ tháng là từ 36-41 tuần; các bé sinh trước 37 tuần được coi là sinh non và những bé sinh ra sau 42 tuần được coi là sinh muộn.) Thường bé sẽ nằm ở tư thế đầu chúc xuống. Cuối tuần này bé có xu hướng dài ra khoảng 50 cm. Toàn thân bé bây giờ bao phủ một lớp lông mềm, nó bảo vệ và giữ ấm cho cơ thể bé. Bây giờ bé đã có thể biết mỉm cười trong bụng mẹ rồi, tuy nhiên nụ cười ấy rất hiếm hoi, bởi nó sẽ không trở lại ít nhất là 4-6 tuần sau sinh. Mỉm cười là một trạng thái cảm xúc, thái độ của bé chỉ diễn ra bên trong bụng mẹ và dừng lại trong quá trình bé chào đời. Gương mặt bé phúng phính và mịn màng hơn. Do đó nếu có vết chàm, nó sẽ hiện lên rất rõ.
Một vài vết chàm là biểu hiện bất thường trong việc di chuyển của các tế bào ở kỳ tam cá nguyệt đầu tiên, cũng có những nguyên nhân từ các mạch máu dưới da tụ lại. Khoảng 80% trẻ có những nốt chàm như thế sau khi chào đời, một số mất đi và một số thì sẽ “ở lại” suốt đời. Bé xoay vòng luân phiên trong bụng mẹ và bây giờ rất có thể bé đang “nằm ngược” trong bụng mẹ, tức là mông đang thay vị trí cho đầu bé (nếu bé ở ngôi mông). Sự phát triển của bé đến thời điểm này xem như là đã hoàn thiện. Bé liên tục tăng cân trong những tuần cuối. Đến thời điểm này bé tăng khoảng 28.35 g/ngày.
Tuần thai thứ 36
Cân nặng và chiều cao của bé
Em bé của bạn cân nặng khoảng 2.8kgvà dài tính từ đầu đến chân được hơn 48cm một chút.
Quá trình phát triển của bé
Bé đã có thể gọi là “đủ tháng” nhưng vẫn cần thêm vài tuần nữa để lớn thêm và hoàn thiện thêm các chức năng cơ thể cho cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Bạn cần phải biết phân biệt được cơn chuyển dạ thật với các cú co thắt dọa sinh để đến bệnh viện ngay! Em bé của bạn bây giờ đã được coi là đủ ngày đủ tháng, mặc dù phải ba tuần nữa mới đến ngày dự sinh của bạn. Nếu bây giờ bạn đã chuyển dạ thì có thể phổi của bé đã đủ trưởng thành để có thể điều chỉnh được với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. (Tuy nhiên, một số em bé cần thêm chút thời gian nữa. Vậy nên ví dụ như bạn đã có kế hoạch sinh mổ thì nếu như không có lý do nào để can thiệp y tế trước đó, bác sĩ sẽ không định ngày sinh cho bạn trước 39 tuần).
Nhiều em bé khi sinh ra đầu đã có đầy tóc, lọn tóc dài từ 1.5 đến 4cm. Và tất nhiên, cũng có những em bé chỉ có lơ thơ vài sợi lông tơ. Mái tóc bé đã dày hơn và xác định được màu tóc tùy theo di truyền. Bạn đừng trông đợi tóc bé giống bố nhé vì đôi khi tóc bé giống bạn hoặc những người thân khác trong dòng họ. Bé đã sẵn sàng cho việc thở không khí bên ngoài rồi vì phổi của bé đã hoàn thiện. Ai cũng tin rằng dấu hiệu sinh nở bắt đầu từ bé, điều này đúng nhưng chưa đủ, chính xác thì bí mật nằm ở tuyến thượng thận của bé. Bé có xu hướng phát triển chậm lại nhưng cân nặng thì vẫn giữ mức đều đặn. Ngày hôm nay, hệ miễn dịch của bé đã vững hơn nhiều rồi bạn ạ. Xin chúc mừng, vì nếu bạn sinh vào tuần này vẫn có thể xem như bé sinh đủ tháng, đó chính là mốc thời gian quan trọng nhất để phổi bé được thực hành việc hô hấp với không khí bên ngoài. Thở là tín hiệu cho biết tình trạng sức khỏe của bé như thế nào và nó đánh dấu một giai đoạn phát triển mới trong cuộc đời bé.
Chế độ ăn khi thai nhi tuần 34, 35, 36
- Nên ăn làm nhiều bữa và ăn với lượng vừa phải để giảm cảm giác dạ dày bị trướng đầy.
- Nếu mỗi tuần, thể trọng thai phụ tăng khoảng 500 gam thì nên ăn nhiều rau xanh và nên hạn chế ăn các đồ ngọt, chứa đường, mỡ để phòng thai nhi quá to, gây khó khăn cho việc sinh nở.
- Chọn món ăn có trị dinh dưỡng cao như: thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, tránh ăn đậu nành, khoai hồng để phòng dạ dày bị chướng.
- Không nên lạm dụng chất bổ như: dầu gan cá, vitamin, nhân sâm…
Xem tiếp: Thai nhi tuần 37, 38, 39