Tuần thai thứ 5
Trong tuần này, bé bắt đầu hình thành mũi, miệng và tai. Tuần này bé đã một cái đầu to quá khổ cùng những điểm tối – chính là vị trí mà mắt và mũi bé đang hình thành. Đôi tai mới nhú của bé lúc này được đánh dấu bởi những điểm lõm nhỏ hai bên đầu; tay và chân của bé cũng đang nhô ra. Tim bé lúc này đập khoảng 100-160 nhịp/ phút và máu bắt đầu lưu thông khắp cơ thể bé. Ruột của bé đang phát triển, các búp mô sẽ phát triển thành phổi đã xuất hiện, tuyến yên đang hình thành, phần còn lại của não bộ, cơ bắp và xương bé cũng vậy. Lúc này, bé dài khoảng 6mm. Tim bé đã đập bình thường từ ngày này, bơm một lượng máu nhỏ xuyên suốt hệ mạch máu mới hình thành của bé. Những phần tách biệt của não bé bắt đầu hình thành và tự phân loại.
Tránh dùng aspirin, ibuprofen và bất cứ loại thuốc không thật cần thiết nào trong suốt thai kỳ. Aspirin và thuốc kháng viêm đều liên quan đến nguy cơ sẩy thai và dị tật tim ở bé. Ibuprofen dùng trong giai đoạn cuối thai kỳ (3 tháng cuối) thậm chí còn rủi ro hơn vì chúng có thể dẫn đến cạn ối rất nguy hiểm. Nếu bạn cần giảm đau, hãy trung thành với acetaminophen hoặc hỏi bác sĩ để được kê các loại thuốc phù hợp cho thai phụ. Thận của bé bắt đầu phát triển và chẳng bao lâu nữa sẽ sản xuất ra những giọt nước tiểu nhỏ li ti.
Kiểm soát lượng caffeine (1 hoặc 2 tách / ngày) để không gây ảnh hưởng tiêu cực đến bé yêu. Tốt nhất là mẹ nên hạn chế chất caffeine ngay từ đầu thai kỳ. Một số nghiên cứu cho thấy sự liên quan giữa lượng caffeine cao trong thai kỳ và tình trạng bé sinh ra thiếu cân.
Cánh tay nhỏ xíu của bé và cái chân mới nhú đã rõ ràng hơn. Chỉ trong vài tuần nữa, bé sẽ có thể cử động được chân tay. Cơ quan sinh dục của bé bắt đầu hình thành. Các tế bào tạo thành trứng và tinh trùng trong cơ thể bé trai và bé gái đang tạo nên những bộ phận này theo cách riêng của chúng. Lúc này bé đã dài được 0.6cm.
Tuần thai thứ 6
Sang tuần thứ 6, cơ thể của con bạn đã dần thành hình rõ ràng hơn, bụng bạn cũng đã to lên gấp đôi so với trước. Và vài tuần tới đây là thời gian lý tưởng để bạn đến các cơ sở y tế cho buổi khám thai đầu tiên. Điểm nóng tuần này là bàn tay và bàn chân của bé đang nhú ra từ cánh tay và cẳng chân – dù lúc này chúng trông giống những mái chèo hơn là những búp măng nhỏ xíu mũm mĩm. Về lý thuyết, con bạn bây giờ mới chỉ được xem là một phôi thai với cái đuôi nhỏ là phần kéo dài của xương cụt. Chiếc đuôi này sẽ biến mất trong vài tuần nữa. Em bé tăng gấp đôi kích thước so với tuần trước và dài khoảng 1,2cm. Nếp gấp mí mắt đang bao phủ một phần mắt bé – lúc này đã thể hiện một chút màu sắc nào đó – cũng như chóp mũi của bé và các mạch máu bên dưới làn da mỏng như giấy. Cả hai bán cầu não của bé đang phát triển; gan của bé đang sản sinh ra các tế bào hồng cầu cho đến khi tủy sống hình thành và tiếp quản vai trò này. Bé cũng có ruột thừa và tuyến tụy là nơi sẽ sản xuất ra insulin để hỗ trợ tiêu hóa. Một vòng xoắn từ ruột bé đang lồi thành dây rốn với các mạch máu riêng biệt làm nhiệm vụ vận chuyển oxy và dưỡng chất đi khắp cơ thể nhỏ bé. Cánh tay của bé đang dài ra và bạn có thể phân biệt được cẳng tay và cánh tay. Phần vai cũng đã có thể phân biệt được. Bàn tay hình mái chèo của bé đã bắt đầu tách ngón, với những nét hằn mờ của năm ngón tay trên mỗi bàn tay. Bạn hãy bắt đầu nghĩ đến chuyện bạn sẽ chọn phòng nào cho bé hoặc đặt giường cũi của bé ở đâu. Bé mới sinh sẽ mất ít nhất vài tuần đầu tiên ở cùng phòng với bố mẹ hoặc có thể là ngủ cùng giường với mẹ, nhưng nên sớm tách bé ra và dành một không gian riêng cho bé. Màu mắt của bé đang chầm chậm định hình trong ngày hôm nay. Mắt của bé sẽ luôn mở vào thời điểm này trong sự phát triển của bé, mi mắt sẽ hình thành trong khoảng vài tuần nữa.
Làm việc không gây hại cho bé trong bụng bạn, trừ khi bạn phải vận động thể chất nặng hoặc tiếp xúc với hóa chất, chì và tia X.
Trong khoảng 48 giờ, não bé phát triển nhảy vọt và đạt kích thước lớn hơn đến 25% so với trước đó. Các chuyên gia ước lượng não bé tăng trung bình ¼ triệu nơ-ron thần kinh mỗi phút.
Lúc này, lỗ mũi của bé đang mở dần, các tế bào tập hợp quanh các vành của lỗ mũi sẽ phát triển thành chiếc mũi xinh của bé sau này. Trong khi các loại cá có nhiều ích lợi về dinh dưỡng cho em bé trong bụng mẹ, FDA khuyên các bạn mang thai nên tránh ăn cá mập, cá kiếm, và cá thu lớn do có chứa nhiều thủy ngân. Cá ngừ vằn có thể ăn nhưng với hạn chế (tối đa khoảng 150gr/tuần). Tốt nhất là bạn nên ăn nhiều loại thủy sản có nồng độ thủy ngân thấp như tôm, cá ngừ đóng hộp, cá hồi,
Chân bé giờ đây đã dài ra và trông giống cái chân hơn là chồi cây, những đường nét của bắp đùi, đầu gối và bàn chân đã có thể nhìn thấy được.
Tuần thai thứ 7
Trong tuần này, tuy có thể vẫn chưa cảm nhận được những chuyển động của đứa con trong bụng, nhưng chắc chắn bạn đã thấy tức ngực hay buồn tiểu nhiều… Đây là những dấu hiệu hoàn toàn bình thường mà bạn có thể yên tâm. Nhưng để cẩn thận, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và thực hiện những xét nghiệm tiền sản cần thiết để theo dõi và đảm bảo tình hình sức khỏe của cả mẹ và con.
Trong tuần này, các ngón tay và ngón chân có màng sẽ chòi ra từ bàn tay và bàn chân của con bạn, mí mắt đã thực sự bao trùm cầu mắt của bé, khí quản được nối dài từ cổ họng đến các thùy phổi đang phát triển, và cái “đuôi” nhỏ đã tiêu mất. Trong não bộ của bé, các tế bào thần kinh đang tạo nhánh và kết nối với nhau tạo nên các trục thần kinh nguyên thủy. Bạn đã có thể mơ mộng đến chuyện bé là con trai hay con gái nhưng lúc này bộ phận sinh dục của bé chưa phát triển đủ để có thể nhận biết được giới tính. Dù là trai hay gái thì bé con lúc này cũng có kích cỡ bằng một hạt đậu tây, phát triển và di chuyển không ngừng tuy bạn chưa thể cảm nhận được.
Miệng của bé đã có môi và bắt đầu hình thành lưỡi trong ngày hôm nay, việc lưu trữ tế bào gốc dây rốn của trẻ khi sinh ra đã trở nên phổ biến và trở thành một hình thức bảo hiểm sinh học cho bé về sau và cả người thân trong gia đình. Ngay từ lúc này, bạn có thể tìm hiểu phương pháp này và quyết định đăng ký lưu tế bào gốc dây rốn của bé tại các ngân hàng tế bào gốc dây rốn.
Những nụ răng đã xếp hàng bên trong miệng của bé, chúng chính là khởi đầu cho những chiếc răng nguyên thủy của bé. Bạn có thể sẽ không thấy răng của bé xuất hiện cho đến khi bé được sáu tháng tuổi.
Với các mẹ đang làm việc toàn thời gian, đây là lúc mà bạn nghiên cứu về các chế độ bảo hiểm và nghỉ thai sản. Hãy chắc rằng tổ chức nơi bạn làm việc thực hiện nghiêm túc chế độ thai sản và tạo điều kiện cho bạn nghỉ sinh và trở lại công việc sau sinh.
Bé đang phát triển khả năng khóc. Tuyến lệ bắt đầu hình thành trong khóe mắt của em bé. Đây là tuần mà hầu hết các thai phụ sẽ đến các dịch vụ sản phụ khoa để thăm khám và đảm bảo rằng em bé trong bụng vẫn đang khỏe mạnh. Chăm sóc thai sản sớm là việc làm tiên quyết đến sức khỏe của em bé, vì vậy hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ, nếu như bạn đã sẵn sàng. Ngón tay của bé lúc này đã dài hơn và trông ra dáng ngón tay hơn, sẽ không lâu nữa, một kiểu dấu vân tay sẽ xuất hiện trên 10 đầu ngón tay của bé. Đừng ngại ăn đồ béo khi bạn đang mang thai. Bạn nên tiêu thụ những loại chất béo tốt từ cá, các loại hạt, quả bơ, dầu thực vật. Các chất béo tốt này giúp xây dựng não bộ và hệ thần kinh của bé.
Chế độ dinh dưỡng khi mang thai tuần 5, 6, 7
Tăng cân khi mang thai sao cho hợp lý là điều bạn cần rất quan tâm. Trong 3 tháng đầu, bạn chỉ cần tăng khoảng 1-2kg, hoặc chỉ cần 0,4kg-1,7kg nếu chứng ốm nghén diễn ra thường xuyên.
Bạn không nhất thiết phải ăn gấp đôi, nhưng phải ăn nhiều hơn để đảm bảo lượng calorie cần thiết hằng ngày tăng khoảng 300. Vì vậy, thay vì để ý đến kích cỡ khẩu phần ăn, bạn nên chăm sóc chất lượng món ăn của mình.
Thực phẩm trong chế độ ăn uống dành cho bà bầu nên đa dạng, và nằm trong nhóm thực phẩm thiết yếu: Các loại ngũ cốc, bánh mì, rau, trái cây, sữa, chế phẩm từ sữa, thịt và các loại đậu. Ngoài ra, cố gắng hạn chế thức ăn nhiều calorie, chất béo và đường. A-xít folic vẫn đóng vai trò quan trọng trong tháng này. Ngoài ra, nhớ uống 2 ly sữa ít béo mỗi ngày, đây là nguồn bổ sung canxi tuyệt vời.
Xem tiếp: thai tuần 8, 9, 10