Thai nhi ở tuần 2:
Vào thời điểm này Phôi thai đã bám vào thành tử cung của bạn. Bé đã bắt đầu giao tiếp với bạn qua sự trao đổi chất rất nhỏ mà mẹ chưa thể nhận thấy được nhưng bạn đã có thể biết sự hiện diện của bé trong thời gian này qua dấu hiệu 2 vạch que thử thai.
Em bé giờ mới chỉ là một quả bóng nhỏ với vài trăm tế bào phân chia nhanh chóng. Khi trứng làm tổ trong tử cung, một phần của nó sẽ phát triển thành nhau thai và sản sinh nội tiết tố hCG. Nội tiết tố này sẽ báo cho buồng trứng ngừng rụng trứng nhưng tiếp tục sản xuất estrogen và progesterone để duy trì màng đệm tử cung với trứng đang cư ngụ trên đó. Tại thời điểm này, một xét nghiệm đơn giản bằng que thử tại nhà đã có thể cho bạn biết tin vui, nhưng thường thì nên đợi thêm vài ngày nữa để kết quả chính xác hơn.
Nước ối bắt đầu tích tụ quanh phôi thai tạo thành túi ối – là chiếc đệm êm ái bé trong những tháng và tuần tiếp theo trong bụng mẹ. Ngay lúc này, phôi thai đã trao đổi chất với cơ thể mẹ: lấy oxy và chất dinh dưỡng, rồi “trả” chất thải qua hệ tuần hoàn sơ khai được tạo thành bởi các mao mạch li ti nối giữ em bé với các mạch máu trên thành tử cung. Nhau thai sẽ không ngừng phát triển để tiếp nhận nhiệm vụ này vào cuối tuần tới.
Tuần thai thứ 3 thai kỳ
Sang tuần thứ ba, bé đã là một phôi thai liên kết với mẹ thông qua nhau thai và dây rốn đang hình thành. Kết quả thử thai bằng que thử lúc này khá chính xác, lúc này người mẹ nên cẩn trọng với việc ăn uống nghỉ ngơi tránh ảnh hưởng tới thai. Ở tuần 3 bé vẫn còn có kích thước khá nhỏ, gồm có hai lớp: ngoại bì và nội bì. Từ bây giờ cho đến tuần thai thứ 10, tất cả các cơ quan của bé sẽ bắt đầu phát triển, một số thậm chí còn bắt đầu thực hiện luôn chức năng của mình. Vậy nên đây là thời kỳ bé dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây cản trở sự phát triển của mình nhất trong giai đoạn bào thai. Nhau thai sơ khai cũng có cấu tạo hai lớp và đang đào hang vào thành tử cung, tạo không gian cho máu lưu thông nhằm phát triển thành nhau thai hoàn thiện – có vai trò cung cấp oxy và dinh dưỡng cho em bé.
Xuất hiện cùng thời điểm còn có túi ối sẽ che chở cho bé trong suốt thai kỳ, nước ối bao bọc làm đệm cho bé phát triển, túi noãn sản sinh hồng cầu cho bé và vận chuyển dinh dưỡng cho bé cho đến khi nhau thai đã hoàn thiện để thực hiện nghĩa vụ của mình.
Trong quá trình phát triển trong thời gian này, các tế bào của bé phân thành ba lớp riêng biệt, tất cả đều có nhiệm vụ riêng. Lớp đầu tiên sẽ hình thành nên não, dây sống, dây thần kinh và da của bé. Cơ thể của bé gồm ba lớp tế bào có hình dạng hơi giống cái khiên, nở ở phần đầu và hẹp ở phần dưới – đây là hình dạng của phôi thai 8 ngày tuổi. Toàn bộ mạng lưới tế bào đã vào đúng vị trí, sẵn sàng hình thành nên hệ tiêu hóa, gan và tuyến tụy. Vào ngày thứ 11, các tế bào tận tụy bắt đầu tạo thành trái tim, các mạch máu, cơ và khung xương của em bé. Cơ thể của bé trông đã giống một cơ thể hơn. Nếu mẹ có thể thấy bé, bé trông giống hình giọt nước lộn ngược. Hình tròn phía trên chính là đầu bé và chóp nhọn của hình giọt nước là phần mông bé. Sau đó các tế bào nhóm lại với nhau suốt theo trung tâm của cơ thể bé và tạo thành một đường ống gọi là ống thần kinh. Đây là lúc mà bé yêu bắt đầu có trí não và hệ thần kinh. Vào ngày 21 thai kỳ trái tim bé đã được thành hình! Một nhóm tế bào di chuyển thành hình chữ U ở vùng sẽ trở thành ngực bé sau này. Chỉ vài tuần sau ngày hôm nay, trái tim bé bỏng của bé sẽ bắt đầu đập.
Tuần thai thứ 4
Em bé của bạn đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Tuy vậy thế giới bên ngoài vẫn chưa thấy được bất kỳ dấu hiệu nào về những biến chuyển ngoài sức tưởng tượng đang diễn ra bên trong cơ thể bạn đâu – trừ khi lúc này bạn đã ý thức được việc mình có thai và thay đổi lối sống theo hướng lành mạnh một cách đáng ngạc nhiên.
Sâu bên trong tử cung của bạn, phôi thai đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Tại thời điểm này, bé lớn bằng một hạt vừng (mè) và trông giống một chú nòng nọc hơn là một con người. Bé hiện tại được cấu tạo bởi ba lớp – ngoại bì, trung bì và nội bì – mà sau này sẽ tạo thành tất cả các cơ quan và mô.
Ống thần kinh – từ đây não bộ, dây sống, tế bào thần kinh và cột sống của bé sẽ được tạo thành – đang bắt đầu phát triển ở lớp ngoại bì trên cùng. Lớp này còn tạo thành da, tóc, móng, tuyến vú, tuyến mồ hôi và men răng. Tim và hệ tuần hoàn của bé cũng bắt đầu hình thành ở lớp trung bì. (Trên thực tế, tuần này, trái tim tí hon đã bắt đầu chia ngăn, đập và bơm máu.) Lớp trung bì cũng tạo nên cơ bắp của bé, sụn, xương và các mô dưới da. Lớp thứ ba, còn gọi là lớp nội bì, sẽ là nền tảng của phổi, ruột, hệ bài tiết sơ khai cũng như tuyến giáp, gan và tuyến tụy. Trong lúc này, nhau thai và dây rốn sơ khai đã bắt tay vào việc vận chuyển dinh dưỡng và oxy cho bé của mình.
Những biến chuyển của bé trong tuần thai thứ 4: Hệ thống mạch máu của bé đã hình thành ở mức ban sơ. Một hệ tế bào tạo thành các ống với nhiệm vụ vận chuyển máu đi khắp cơ thể bé bỏng của bé. Nhau thai đang dần hoàn thiện để tham gia vào hệ thống hỗ trợ cho bé, sẵn sàng cho việc cung cấp dưỡng chất và oxy cho em bé trong suốt thời gian bé ở trong bụng mẹ. Tốt nhất là nên bắt đầu bổ sung các vitamin tiền sinh sản ngay khi bạn, quyết định mang thai. Nếu mẹ chưa có thói quen bổ sung vitamin hàng ngày, thì hãy bắt đầu ngay từ ngày này. Để nhắc nhở bản thân uống vitamin, hãy đặt chúng trong tầm mắt hoặc gần bàn chải đánh răng hoặc những nơi mà bạn chắc chắn sẽ phải nhìn đến mỗi ngày. Đầu bé bắt đầu phát triển khá nhanh và sẽ lớn bất cân xứng trong một khoảng thời gian. Lúc này, trông bé hơi giống một con nòng nọc. Bạn có thể sốt ruột muốn đến bác sĩ thăm khám, nhưng các dịch vụ y khoa nên để sau 8 tuần kể từ kỳ kinh nguyệt cuối. Mắt và tai của bé bắt đầu xuất hiện vào ngày thứ 19. Bạn sẽ không thể biết được màu mắt thật của bé cho đến vài tháng sau khi bé được sinh ra. Nhuộm tóc trong thời gian mang thai có thể gây hại cho thai nhi, hầu hết bác sĩ khuyên bạn nên ngừng nhuộm màu tóc cho đến sau khi sinh con. Chồi tay và chân của bé bắt đầu nhú ra chậm rãi và khung xương của bé lúc này đã bắt đầu thành hình. Lúc này bé dài khoảng 0.3cm tính từ đỉnh đầu đến chóp mông và có phần đầu của túi noãn hoàng mà qua đó bé nhận được những dưỡng chất quý báu. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có trong hoa quả và rau xanh không là nguy cơ đáng kể với người lớn khỏe mạnh nhưng bào thai có thể bị tấn công nhiều hơn. Bạn nên chọn các loại rau quả chăm bón hữu cơ trong khi đang mang thai. Một số loại quả tốt cho thai phụ là đào, dâu tây và táo. Các loại rau quả công nghiệp thường chứa nhiều dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Lưu ý: Mỗi em bé phát triển hơi khác nhau một chút – ngay cả trong bụng mẹ. Những thông tin trên chỉ cung cấp cho bạn những nét chính về sự phát triển của bé mà thôi.
Chế độ ăn trong thời kỳ tuần 2, 3, 4
Những tháng đầu thai kỳ, cơ thể bạn bắt đầu thay đổi, nội tiết tố tăng lên, làm bạn có cảm giác buồn nôn và khó chịu bụng. Đó chính là dấu hiệu của ốm nghén. Lúc này, thật khó để có thể kết hợp ăn uống đủ chất và giúp làm dịu cơn thai nghén. Sau đây là những lời khuyên cho chế độ ăn của bạn:
- Ăn một bữa ăn nhẹ giàu carbohydrate khoảng 15-20 phút vào mỗi buổi sáng. Để sẵn ở đầu giường một lọ bánh quy mặn, các loại hạt, ngũ cốc hoặc trái cây sấy khô.
- Chia 3 bữa ăn chính thành 6 bữa nhỏ mỗi ngày.
- Chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa, kết hợp ăn tinh bột cùng nguồn protein nạc từ thịt gà và cá. Đừng quên uống thêm sữa ít béo và bổ sung thêm các chế phẩm từ sữa vào buổi sáng và buổi tối.
- Uống nước giữa các bữa ăn, chứ không nên uống trong bữa ăn.
- Tránh những món khó tiêu nhiều chất béo, chiên, rán, ngọt hoặc cay. Chúng chỉ khiến tình trạng ốm nghén của bạn thêm tồi tệ mà thôi!
Trong những tuần đầu tiên này, bác sĩ thường khuyên bạn nên uống a-xít folic. Bổ sung dưỡng chất này là rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Bạn cũng có thể bổ sung thêm thực phẩm giàu folic như: Các loại rau xanh đậm, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu. Trong tháng đầu mang thai, tuyệt đối không ăn thức ăn chưa nấu chín như trứng sống, thịt tái, các món nộm, dưa chua…
xem tiếp: thai tuần 5, 6,7