Tuần thai thứ 19
Chiều cao và cân nặng bé
Lúc này bé nặng gần 300g. Bé dài khoảng 16,5cm từ đầu đến mông và khoảng 25cm từ đầu đến gót chân. (Trong 20 tuần đầu tiên, chân của thai nhi co xếp lại sát ngực rất khó đo lường nên người ta đo từ đỉnh đầu xuống dưới mông. Sau 20 tuần, chiều dài của em bé được tính từ đầu đến chân).
Sự phát triển của bé
Bé bắt đầu nuốt nhiều hơn trong giai đoạn này, đây là bài tập thực hành rất tốt cho hệ tiêu hóa. Cơ thể bé khi này cũng tạo ra phân su – một sản phẩm của hệ tiêu hóa có màu đen dính, tích tụ trong ruột, và bạn sẽ “được” thấy nó trong chiếc tã bẩn đầu tiên của con (một số bé có thể thải luôn phân su trong tử cung của bạn hoặc trong khi được sinh ra). Làn da bé đã dày hơn rồi đấy, nó được cấu tạo gồm 4 lớp bởi vì sắc tố da chưa xuất hiện. Thật thú vị là tất cả các thai nhi dù ở châu lục nào cũng đều có cùng màu da như nhau ở giai đoạn này. Tế bào thần kinh của bé đã có thể điều khiển 5 giác quan phát triển tương ứng theo từng khu vực của não bộ. Chỉ với ống nghe, bác sĩ đã có thể nghe được nhịp tim thai từ bên ngoài bụng mẹ. Bộ nhớ của bé đã trở nên tinh vi và phức tạp hơn. Tuy mắt mí mắt của vẫn nhắm, song bé có thể chuyển động con ngươi tới lui bên trong dưới lớp mí ấy. Tuyệt hơn là bé còn cảm nhận được sự thay đổi của ánh sáng nữa. Bé đã đưa ra tín hiệu rõ ràng về việc thuận tay trái hoặc tay phải. Túi ối đủ rộng rãi đủ cho bé cảm giác an toàn và hài lòng với “ngôi nhà nhỏ” của mình.
Trong quá trình siêu âm đồ, bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn hình ảnh của thai nhi. Qua đó, có thể nhận biết được tình trạng sức khỏe của thai nhi, tuy nhiên bạn chỉ nên siêu âm khi có sự chỉ định của bác sĩ.
Tuần thai thứ 20
Chiều cao và cân nặng bé
Em bé của bạn bây giờ nặng khoảng 340g và dài khoảng 27cm.
Sự phát triển của bé
Bạn sẽ sớm cảm thấy như con đang tập võ trong bụng mình khi những cử động mơ hồ của bé chuyển thành đấm đá huỳnh huỵch – bạn sẽ khám phá ra con “đấm đá” cũng có quy luật đấy. Lông mày và mí mắt con đã xuất hiện, và nếu con bạn là gái, âm đạo của bé cũng đã bắt đầu hình thành. Đến thời điểm này, cách thức đo cho bé sẽ không tính chiều dài từ đầu đến mông như trước mà sẽ tính từ đầu đến gót chân. Do đó chiều dài của bé bây giờ khoảng 25-27 cm. Bé uống và hấp thu nhiều hơn lượng nước ối vào cơ thể đồng thời thải ra qua hệ tiêu hóa riêng của mình. Thận của bé cũng lọc chất thải nhưng bé vẫn cần sự hỗ trợ tích cực qua thận của mẹ. Thận của bé vẫn còn phụ thuộc vào bạn vì thế bạn phải giữ cho thận của mình được khỏe và không bị viêm nhiễm. Đầu bé phát triển chậm lại trong khi cơ thể thì tăng trưởng rất đáng kể. Khung xương lớn và phát triển hơn đặc biệt là trong tháng này. Đó là lý do mà bạn cần phải tăng cường lượng canxi nếu bé chưa nhận đủ. Nên ăn những thức ăn giàu canxi như hải sản, các loại đậu với tiêu chuẩn khoảng 1000mg/ngày. Không có vấn đề gì nghiêm trọng với mái tóc của bé cả, bấy giờ tóc bé chỉ là những sợi tơ trắng và rất ngắn. Nếu bạn muốn tăng lượng canxi mà bé cần thì bạn nên lưu ý đến loại sữa mà bạn dùng bởi rất có thể bé sẽ bất dung nạp lactose. Nguồn canxi thay thế sữa có nhiều trong xương cá mòi, cá ngừ, đậu hũ, đậu nành, nước cam và các loại rau lá xanh. Những nếp gấp nhỏ trên da bé sẽ mất đi khi bé có đủ lượng mỡ mà cơ thể bé cần.
Duy trì trọng lượng quá nhẹ khi mang thai có thể khiến cơ thể thiếu thốn nguồn dinh dưỡng cốt yếu giúp bé tăng trưởng. Nếu bạn không tăng cân, hãy tích cực bổ sung thêm thực phẩm giàu calories như váng sữa, rau củ, bơ…và những thức ăn giàu chất béo như cá hồi và thịt đỏ.
Tuần thai thứ 21
Chiều cao và cân nặng bé
Bé nay đã dài 28cm và nặng khoảng 450g
Sự phát triển của bé
Em bé lúc này đã trông giống một đứa trẻ sơ sinh thu nhỏ. Các đường nét trên khuôn mặt và cơ thể bé đang dần hoàn thiện. Với bạn, những thay đổi diễn ra với ngoại hình của bạn trong thời gian mang thai. Em bé của bạn bắt đầu trông giống một đứa trẻ sơ sinh thu nhỏ. Môi, mí mắt và lông mày của bé đang trở nên rõ nét hơn, thậm chí những mầm răng nhỏ xíu đã bắt đầu xuất hiện bên dưới nướu răng của bé. Đôi mắt của thai nhi đã hình thành, nhưng 2 con ngươi (phần có màu của mắt) vẫn còn thiếu sắc tố. Nếu thấy được bên trong tử cung, bạn có thể nhìn thấy những sợi lông tơ bao phủ cơ thể bé và các nếp nhăn sâu trên da mà bé sẽ mang cho đến khi tạo ra được một lớp đệm chất béo để lấp đầy chỗ trống. Trong bụng bào thai, tuyến tụy – rất cần thiết để sản xuất một số hormone quan trọng – đang dần phát triển. Bé đã trải qua được 1/2 chặng đường phát triển rồi đấy. Nếu bạn vỗ nhẹ vào bụng, bé sẽ nhận tín hiệu và thức dậy ngay. Bạn có thể trò chuyện, cho bé nghe nhạc, ru bé, massage bên ngoài…bản năng làm mẹ sẽ khiến bạn tự biết mình làm gì tốt nhất cho con yêu mà. Da bé giờ đã chuyển sang màu hơi đỏ, dày hơn và kém trong suốt hơn so với lúc trước. Một phần não bộ của bé đã tự sản xuất ra tế bào não và dĩ nhiên là nó cũng bị lão hóa đi với tốc độ nhanh chóng. Tuyến tụy của bé bây giờ đã trở thành một cơ quan vận hành riêng. Tuyến mồ hôi của bé đã hoạt động, móng tay dài ra rõ rệt. Nếu là bé trai thì tinh hoàn và bìu sẽ nằm bên dưới khung xương chậu, nếu là bé gái thì âm đạo bắt đầu tạo hình.
Chế độ dinh dưỡng khi mang thai tuần 19, 20, 21
Thời gian này thường là khoảng thời gian thoải mái, dễ chịu nhất với mẹ bầu. Bạn sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng và năng động hơn hẳn so với 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối. Trong 4 tháng đầu tiên mang thai, bạn nên tăng khoảng 3-4kg. Cuối tháng thứ 5, cần tăng thêm 1,5-2kg.
Tam cá nguyệt thứ 2 thường được xem là khoảng thời gian dễ chịu nhất của mẹ bầu. Không ốm nghén như 3 tháng đầu, không đau nhức nặng nề như 3 tháng cuối, 3 tháng giữa mang thai quả là tuyệt vời. Tuy nhiên, bà bầu cũng không nên bỏ qua những điều sau trong thời gian này để chuẩn bị tốt hơn cho…
Cơ thể mẹ bầu lúc này bắt đầu trở nên cồng kềnh, nguyên do thường vì cơ thể tích quá nhiều nước. Vì vậy, bạn cần hạn chế ăn mặn, giảm lượng muối trong lúc nấu ăn, tránh thực phẩm nhiều muối như khoai tây chiên, đồ ăn chế biến sẵn, dưa chua, ô-liu và các loại thịt xông khói.
Bên cạnh đó, uống nước thường xuyên, 8 ly mỗi ngày cộng thêm các loại nước lành mạnh khác. Uống nước nhiều giúp lọc bớt những chất lỏng không cần thiết trong cơ thể, giúp mẹ bầu nhẹ nhàng hơn.
Bác sĩ có thể yêu cầu bạn bổ sung thêm canxi trong giai đoạn này. Nhu cầu canxi tăng trong thai kỳ, vì vậy bầu nên để ý uống 2 ly sữa và thêm 2 phần ăn từ các chế phẩm từ sữa vào thực đơn ăn uống hằng ngày.
Đã qua rồi thời kỳ ốm nghén, buồn nôn, giờ đây bạn có thể cảm thấy thèm ăn rất nhiều thứ. Cẩn thận! Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu chất, chẳng hạn muốn ăn thịt đỏ là dấu hiệu của thiếu sắt.
Xem tiếp: Thai nhi tuần 22, 23, 24