Vô sinh, vô sinh nam, vô sinh nữ, chữa bệnh vô sinh

Vô sinh do buồng trứng đa nang

Buồng trứng đa nang gây vô sinh

Buồng trứng đa nang có gây vô sinh?

I. Đại cương

Chứng buồng trứng đa nang còn được gọi là hội chứng Stein-Leventhal, do Irvine F. Stein và Michael Leventhal mô tả đầu tiên năm 1937 bao gồm: kinh nguyệt không đều, râm lông, béo phì,…

Khoảng 6-10% phụ nữ trong tuổi sinh đẻ mắc Hội chứng buồng trứng đa nang. Phụ nữ có chu kỳ kinh ngắn dưới 25 ngày hoặc chu kỳ dài trên 35 ngày, chu kỳ không đều luôn tiềm ẩn nguy cơ không phóng noãn và đến 3/4 trường hợp không phóng noãn liên quan đến “Hội chứng buồng trứng đa nang”.

II. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh

Đây là bệnh gây ra do tình trạng rối loạn nội tiết, cụ thể là tăng cao các hormon sinh dục: LH của tuyến yên, estrogen, androgen (hormon sinh dục nam, chủ yếu là testosterol).

Hormôn LH của tuyến yên (trong não) cao có thể đã kích thích buồng trứng sản xuất estrogen và tạo ra những thay đổi mô học. Buồng trứng ở bệnh nhân có một lớp vỏ dày, chắc và không có sẹo phóng noãn (noãn không thể phá vỡ lớp vỏ dày để ra ngoài).

Bên cạnh đó, sự gia tăng bất thường về nồng độ Testosterone và LH sẽ làm gián đoạn quá trình phát triển của nang noãn. (từ 6 – 10 nang < 10mm). Do nang noãn không phát triển được, trứng không thể trưởng thành và không có hiện tượng rụng trứng, tạo hình ảnh chuỗi hạt nhìn thấy khi siêu âm buồng trứng. Không phóng noãn nên hormôn progesterone cũng không được sản xuất, nên nồng độ estrogen không thay đổi.

Đồng thời, người ta nhận ra trong Hội chứng buồng trứng đa nang, lượng adrogen tăng cao do tăng lượng LH kích thích (đối với người gầy) và do nồng độ insulin cao kích thích (đối với người béo). Vì vậy, một số nghiên cứu cho rằng béo phì cũng có vai trò trong cơ chế bệnh sinh của buồng trứng đa nang, thúc đẩy các triệu chứng buồng trứng đa nang biểu hiện trên lâm sàng.

Hội chứng buồng trứng đa nang cũng có tính chất gia đình.

III. Triệu chứng lâm sàng

 

Triệu chứng đầu tiên là kinh thưa, kinh không đều hay vô kinh, số lượng máu kinh ít thất thường.

Rậm lông là biểu hiện của tình trạng cường Androgen. Bên cạnh triệu chứng rậm lông, mụn cũng rất thường gặp. Hói và rụng tóc ít phổ biến trong buồng trứng đa nang nhưng cũng được ghi nhận.

30-50% phụ nữ buồng trứng đa nang bị béo phì. Rối loạn trong quá trình chuyển hóa dẫn đến tình trạng phân bố mỡ không đồng đều.

Nồng độ Insulin huyết thanh của những phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang cao hơn ở những phụ nữ khác có cùng cân nặng. Nên cường Insulin máu cũng là đặc điểm bệnh lý quan trọng của hội chứng buồng trứng đa nang.

IV. Triệu chứng cận lâm sàng

 

Trên siêu âm, hình ảnh buồng trứng đa nang là tăng thể tích buồng trứng >10cm3, có >10 nang kích thước từ 2 -9mm tạo nên hình ảnh chuỗi hạt.

Mô đệm dầy và sáng

Xét nghiệm máu thì LH > 10, tỷ lệ LH/FSH > 2, androgen (testosterone) > 2,5 nmol/l hay > 1,5ng/ml.

V. Hậu quả, biến chứng

Buồng trứng đa nang là một trong những nguyên nhân thường gặp gây vô sinh do không rụng trứng hay rối loạn phóng noãn.

Ngoài ra những người HCBTĐN có thể bị đái tháo đường týp II, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu, đái tháo đường thai kỳ, ung thư nội mạc tử cung…

VI. Điều trị theo Y học hiện đại

 

Tây y hiện nay chưa có phương thức điều trị đặc hiệu cho buồng trứng đa nang. Việc điều trị thay đổi theo mục đích điều trị vô sinh hay không.

Nếu ở bệnh nhân không có nhu cầu có con, có thể dùng một số thuốc nội tiết để làm giảm các triệu chứng của hội chứng này như kinh không đều, rậm lông … hay ngăn ngừa sự xuất hiện của một số nguy cơ lâu dài sau này. Tuy nhiên sau khi ngưng thuốc các triệu chứng có thể sẽ trở lại như ban đầu.

Nếu bệnh nhân có nhu cầu điều trị vô sinh, nguyên tắc điều trị chung là gây phóng noãn bao gồm: Giảm cân, dùng các loại thuốc kích thích phóng noãn, phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc mổ nội soi đốt điểm, chọc thủng vài vị trí bề mặt buồng trứng để giải phóng các nang noãn, thụ tinh trong ống nghiệm.

Tuy nhiên, việc điều trị này chỉ mang tính tạm thời. Bệnh nhân khi mang thai vẫn có nguy cơ xảy thai cao và phải tiếp tục theo dõi điều trị bằng các hormon nhau thai. Hơn thế nữa, các phương pháp điều trị ngoại khoa có rất nhiều nhược điểm không có lợi cho bệnh nhân như: tai biến phẫu thuật, dính sau mổ, suy buồng trứng sớm…

 

VII. Đông y chữa buồng trứng đa nang

 

1.     Khí hư

Triệu chứng: buồng trứng đa nang, kinh loãng nhạt, kinh chậm, kinh ít, vô sinh, sắc mặt nhạt, lưỡi nhạt bệu

Bài thuốc: Bổ trung ích khí gia giảm

Buồng trứng đa nang khí hư Đẳng sâm 16 Hoàng kỳ 20 Trích thảo 4
Thăng ma 6 Qui đầu 12 SàI hồ 12 Bạch truật 12
Trần bì 8 Trinh nữ HC 16

2.     Đờm thấp:

Triệu chứng: vô sinh, buồng trứng đa nang, người béo, nhiều lông, khí hư trắng, dính, ra nhiều, kinh nhiều sắc nhạt hoặc không đều, lưỡi non bệu, rêu trắng dầy, nhờn dính

Bài thuốc: Khải cung hoàn

Buồng trứng đa nang đàm thấp Bán hạ 20 Hương phụ chế 20 Trần bì 20
Xuyên khung 15 Hương phụ 20 Thần khúc 10 Bạch linh 10

Các vị tán nhỏ làm hoàn mỗi ngày dung 12 g

 

(Theo Lương y Nguyễn Hữu Toàn)