Vô sinh, vô sinh nam, vô sinh nữ, chữa bệnh vô sinh

Xét nghiệm nội tiết chẩn đoán Vô sinh nữ

Xét nghiệm nội tiết chuẩn đoán vô sinh nữ

Khi nghi ngờ về bệnh vô sinh các bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm nội tiết để khảo sát tình trạng hoạt động của buồng trứng và khả năng dự trữ noãn. Ngoài ra, xét nghiệm nội tiết còn được dùng để theo dõi sự phát triển nang noãn và rụng trứng.

  1. Xét nghiệm PRL (prolactin)

Prolactin là một hormon quan trọng trong duy trì khả năng sinh sản ở phụ nữ. Nó ức chế hormon sinh sản là hormon kích thích nang (FSH) và hormon bài tiết gonadotropin (GnRH). Các hormon này cần để kích hoạt rụng trứng, để trứng phát triển và trưởng thành. Nếu hàm lượng prolactin cao sẽ ảnh hưởng đến rụng trứng và gây ra vô sinh.

Nguyên nhân phổ biến để prolactin cao là prolactinoma, một khối u sản xuất prolactin của tuyến yên. Prolactinomas là loại khối u phổ biến nhất của tuyến yên và thường là lành tính. Ở phụ nữ, prolactinoma có thể gây vô sinh và chu kỳ kinh nguyệt bất thường, ở nam giới, những khối u này có thể gây ra mất dần chức năng tình dục và ham muốn tình dục.

Mức prolactin được sử dụng, cùng với các xét nghiệm hormone khác, để giúp:

  1. Chẩn đoán vô sinh và rối loạn chức năng cương dương ở nam giới
  2. Chẩn đoán vô sinh ở phụ nữ
  3. Chẩn đoán prolactinomas
  4. Theo dõi điều trị của prolactinomas và phát hiện tái phát

Giá trị tham khảo bình thường:

Nam : 4,04 – 15,2 ng/mL

Nữ : 4,79 – 23,5 ng/mL

Mức độ prolactin dưới mức bình thường thường không cần điều trị, nhưng có thể là dấu hiệu của suy tuyến yên toàn bộ. Mức độ thấp cũng có thể được gây ra bởi các loại thuốc như dopamine, levodopa, và các dẫn xuất ergot alkaloid, nồng độ PRL cao có nghĩa khả năng phát triển của nang noãn gặp trục trặc. Người phụ nữ có nồng độ PRL cao sẽ có những biểu hiện đặc trưng như rối loạn phóng noãn, tiết sữa, vô kinh.

  1. Xét nghiệm FSH, LH

FSH (follicle-stimulating hormone) và LH (luteinizing hormone) là hai loại hormone sinh sản do tuyến yên tiết ra. FSH đóng vai trò kích thích sự phát triển của nang noãn và LH đảm nhiệm các vai trò làm cho nang noãn trưởng thành, phóng noãn và tham tạo trong quá trình thụ tinh.

Để được giá trị đúng, người ta thường thực hiện xét nghiệm này vào đầu kỳ kinh tới. Kết quả của xét nghiệm sẽ giúp tiên lượng khả năng đáp ứng của các loại hormone này đến các hoạt động ở buồng trứng.

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ FSH cao, nghĩa là khả năng dự trữ buồng trứng kém và có nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang. Điều này thường gặp nhất là ở những phụ nữ đã lớn tuổi, do buồng trứng đã bắt đầu thu hẹp và trứng sinh ra ít hơn. Ở mức bình thường, nồng độ FSH ở đầu kỳ kinh luôn < 10IU/L.

Nồng độ LH đo được giúp tiên lượng về thời điểm phóng noãn. Thông thường, người ta dùng que thử trứng rụng để biết được đỉnh LH là bao nhiêu. Nếu que thử hiển thị 2 vạch, nghĩa là LH đạt đỉnh và theo lý thuyết sau 36 tiếng sẽ có hiện tượng trứng rụng. Khi LH cao có nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang dẫn đến vô sinh.

Nồng độ cao của cả hai hormon FSH và LH cần thiết để quá trình rụng trứng xảy ra ở phụ nữ và cho sự chuyển dạng của nang trứng thành hoàng thể (corpus luteum) một quá trình được biết dưới tên gọi quá trình tạo hoàng thể (luteinization). Sau khi xảy ra rụng trứng, LH duy trì hoàng thể (nơi tổng hợp progesteron). Nếu không xảy ra tình trạng có thai, hoàng thể bị thoái hóa sau khoảng 10 ngày. LH cũng kích thích buồng trứng sản xuất các steroid, chủ yếu là estradiol. Các steroid này giúp tuyến yên điều hòa quá trình sản xuất LH. Vào tuổi mãn kinh, buồng trứng ngừng hoạt động chức năng và nồng độ LH tăng lên.

LH BÌNH THƯỜNG:

– Nữ.

+ Giai đoạn tạo nang buồng trứng: 5-30 mIU/mL hay 5-30 IU/L

+ Giữa chu kì kinh: 75 -150 mIU/mL hay 75 – 150 IU/L

+ Giai đoạn tạo hoàng thể: 3- 40 mIU/ml hay 3-40 IU/L

+ Giai đoạn mãn kinh: 30 – 200 mIU/ml hay 30 – 200 IU/L

– Nam: 6-23 mIU/mL hay 6-23 IU/L

TĂNG NỒNG ĐỘ LH

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

– Vô kinh nguyên phát

– Không có buồng trứng bẩm sinh (congenital absence of ovaries).

– Mãn kinh.

– Đang hành kinh.

– Suy chức năng buồng trứng (ovarian failure).

– Hội chứng buồng trứng đa nang (hay hội chứng Stein- Leventhal).

– Rối loạn chức năng tuyến sinh dục tiên phát (primary gonadal dysfunction)…

GIẢM NỒNG ĐỘ LH

Các nguyên nhên chính thường gặp là:

– Giảm chức năng tuyến sinh dục (hypogonadotropism).

– U tế bào tiết prolactin…

  1. Xét nghiệm AMH (Antimullerian hormone)

Xét nghiệm AMH cũng được dùng để đánh giá dự trữ buồng trứng. Tuy nhiên, ưu điểm lớn nhất của AMH là kết quả xét nghiệm không phụ thuộc vào thời điểm xét nghiệm. Chính vì thế, độ chính xác của AMH luôn cao hơn so với các xét nghiệm FSH và LH.

AMH đánh giá khả năng sinh sản của buồng trứng: Nồng độ AMH trong máu (tính bằng ng/mL) tương quan trực tiếp với số lượng nang trứng. Đánh giá đáp ứng của buồng trứng đối với liệu pháp kích buồng trứng: Nồng độ AMH sử dụng để đánh giá đáp ứng của buồng trứng đối với liệu pháp kích buồng trứng để phục vụ cho liệu pháp thụ tinh trong ống nghiệm IVF (In vitro fertilization hoặc liệu pháp tiêm tinh trùng vào bào tương của trứng ICSI (Intracytoplasmic sperm injection) trong thụ tinh nhân tạo.

Trung bình, nồng độ AMH vào khoảng 2 – 6,8ng/ml (14,28 – 48,55pmol/l).

Nồng độ AMH thấp:

AMH giảm dần theo tuổi tác. Người phụ nữ bắt đầu có kinh đến mãn kinh, AMH sẽ luôn luôn giảm theo đồ thị hướng đi xuống và cuối cùng về mức zero.

AMH < 1ng/ml : kết luận buồng trứng yếu, dự trữ trứng giảm

Nồng độ AMH cao

Nồng độ AMH từ 10 – 15 : được kết luận là cao

Nồng AMH 15 ng/ml – 20ng/ml : được kết luận là quá cao.

Mức độ của các kích thích tố này còn cho biết khả năng dự trữ buồng trứng hoặc cung cấp trứng trong buồng trứng, nếu hàm lượng AMH thấp thì khả năng vô sinh cao.

Hormon E2 hoặc estradiol (thường được làm vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 của chu kỳ kinh nguyệt). Estradiol (E2) hoặc estrogen là hormon sinh dục nữ quan trọng được sản xuất trong buồng trứng. Các nang trứng trong buồng trứng tiết ra estrogen kích hoạt các chu kỳ sinh sản.

  1. Xét nghiệm Estrogen

Estrogen là một nhóm steroid điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và chức năng như là các hormone giới tính nữ chính. Các dạng phổ biến nhất của estrogen được thử nghiệm là estrone (E1), estradiol (17-beta estradiol, E2), và estriol (E3). Estrogen đo được trong máu hoặc nước tiểu là Estrogen tổng.

Estrogen  chịu trách nhiệm về sự phát triển của cơ quan sinh dục nữ và các đặc điểm giới tính thứ cấp và được gắn liền với chu kỳ kinh nguyệt và mang thai. E1 và E2 là hai estrogen chính ở phụ nữ không mang thai, trong khi E3 là hormon chính trong thời kỳ mang thai.

Xét nghiệm estrogen có thể được sử dụng cho một loạt các lý do:

Mức độ estrone có thể tăng ở những bệnh nhân có hội chứng buồng trứng đa nang và lạc nội mạc tử cung. Các xét nghiệm có thể được sử dụng để hỗ trợ trong việc chẩn đoán một khối u buồng trứng, hội chứng Turner, và suy tuyến yên. Mức độ Estradiol được sử dụng trong việc đánh giá chức năng buồng trứng. Mức độ estradiol tăng trong các trường hợp tuổi dậy thì sớm ở trẻ em gái và nữ hóa tuyến vú ở nam giới. Sử dụng chính của nó đã được sử dụng trong chẩn đoán phân biệt của vô sinh. Estriol đôi khi có thể được chỉ định theo từng kỳ để giám sát một thai kỳ có nguy cơ cao. Khi nó được sử dụng theo cách này, các thử nghiệm được đo trong mẫu máu được rút ra trong cùng một ngày

Khi một phụ nữ đang gặp vấn đề về khả năng sinh sản, bác sĩ có thể sử dụng các phép đo estradiol trong quá trình của chu kỳ kinh nguyệt để theo dõi sự phát triển nang trước khithực hiện kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm (một sự đột biến estradiol theo thời gian). Estradiol cũng có thể chỉ định kiểm tra khi một người đàn ông cho thấy dấu hiệu của sự nữ tính, chẳng hạn như nữ hóa tuyến vú, có thể là do một khối u sản xuất estrogen.

Kết quả xét nghiệm có ý nghĩa là gì?

Mức tăng của estrogen được nhìn thấy trong:

– Chu kỳ kinh nguyệt bình thường

– Tuổi dậy thì sớm

– Khối u buồng trứng, tinh hoàn, hoặc tuyến thượng thận

Mức độ giảm của estrogen được nhìn thấy trong:

– Hội chứng Turner

– Thiểu năng sinh dục

– PCOS (hội chứng buồng trứng đa nang, hội chứng Stein-Levanthal)

GIÁ TRỊ BÌNH THƯỜNG

– Giá trị bình thường thay đổi tùy theo phòng xét nghiệm (liên quan với phương pháp định lượng, thuốc thử và máy xét nghiệm).

– Estrogen toàn phần trong máu:

Nữ:

+ Thời kỳ tiền mãn kinh: 23 – 261 pg/mL hay 84 -1325 pmol/L

+ Thời kỳ mãn kinh: < 340 pg/mL hay <110 pmol/L.

+ Thời kỳ trước dậy thì: < 20 pg/mL hay < 73 pmol/L.

Nam: < 50 pg/mL hay < 184 pmol/L.

– Estrogen toàn phần trong nước tiểu:

Nữ

+Thời kỳ tiền mãn kinh: 18-80 µg/24h hay 55 – 294 nmol/ngày.

+ Thời kỳ mãn kinh: < 20 µg /24h hay < 73 nmol/ngày.

Nam: < 15 – 40 pg/24h hay <55-147 nmol/ngày.

– Estriol máu:

Phụ nữ không có thai: 8-10 ng/L hay 28 – 34 prmol/L

Trong thời kỳ mang thai: Estriol bắt đẩu phát hiện được vào tuần mang thai thứ 9 và nồng độ này tăng lên dẩn theo tuổi thai tới một giá trị cuối cùng lên tới 15.000 ng/L hay 52.050 pmol/L

– Estradiol máu:

Nữ:

+ Ngoài thời gian mang thai: có thể thay đổi theo giai đoạn hoạt động sinh dục và chu kỳ kinh nguyệt:

Giai đoạn tạo nang buồng trứng: 20 – 120 ng/L hay 73 – 440 pmol/L.

Giai đoạn tạo hoàng thể: 80 – 200 ng/L hay 294 – 734 pmol/L.

+ Thời kỳ mãn kinh: < 30 ng/L hay < 11 pmol/L

Nam: < 30 ng/L hay < 11 pmoI/L

– Estron máu: Thời kỳ mãn kinh: 40 ng/L hay 148 pmol/L.

Các xét nghiệm vô sinh nữ thông qua các xét nghiệm nội tiết trên để đánh giá về sự hoạt động của buồng trứng, trứng,… là những xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán nguyên nhân và tình trạng vô sinh của bạn.