Thả” 5 – 6 tháng trời, căn đúng kỳ rụng trứng mà vẫn chưa dính bầu, chị Hoa (Hà Nội) lo toát mồ hôi.
Hiện tượng vô sinh thứ phát dễ xảy ra với những phụ nữ chửa ngoài tử cung, sảy thai. Điều đáng lo ngại là hiện tượng này còn có thể xảy ra cả với nam giới. Nguyên nhân là do ăn uống không khoa học, sinh hoạt không điều độ, hút thuốc lá, lạm dụng bia rượu, môi trường sống thay đổi…
Chúng tôi sẽ khởi đăng loạt bài về vô sinh thứ phát, với mong muốn sẽ mang đến cho độc giả những nhìn nhận đúng về căn bệnh này.
Có con rồi vẫn vô sinh
Công việc, chức vụ đã ổn định, không còn lý do để loanh quanh nghĩa vụ sinh nở, chị Hoa quyết định tháo vòng, chọn thời điểm “ra trận”.
Nửa năm trời loay hoay vẫn chưa có kết quả, cả hai anh chị đều lo lắng, mệt mỏi rồi quay ra trách móc nhau. Bị chồng chê là già, “máy móc” có vấn đề, chị Hoa ấm ức. Đã từng sinh con, lại thuộc diện mắn đẻ, phải “kế hoạch” vài lần trước khi đặt vòng nên chị Hoa quả quyết nguyên nhân không thể do mình được. Chắc chắn do anh “bờ bụi” ở đâu nên mới “tịt ngòi”. Bị chạm vào tự ái bản lĩnh đàn ông, không kiềm chế được giận dữ, anh Thắng tát vợ. Sau trận cãi vã này, chị “cấm vận” anh cả tháng trời. Trước “dự án” còn đang dang dở và có nguy cơ bất khả thi, anh Thắng đành xin lỗi vợ và đề nghị chị cùng đến bác sĩ để tìm nguyên nhân.
Tại khoa Hỗ trợ sinh sản – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, đông nghịt người đến để khám, tư vấn về vô sinh. Kẻ đứng người ngồi, mướt mải mồ hôi trong tiết trời oi bức.
Bước từ phòng khám ra, chị Trần Thị Bích (ở TP Nam Định) chực khóc. Chị Bích lấy chồng và sinh con gái đầu lòng năm 19 tuổi. Lúc con lên lớp 6, chị mang thai thêm mấy lần nhưng do hoàn cảnh khó khăn, chưa sẵn sàng cho việc chào đón một thành viên mới nên đành bỏ.
Nay kinh tế gia đình khá giả, anh chị quyết định thêm đứa nữa nhưng mãi không có dấu hiệu gì. Bà mẹ chồng chị từ đầu năm nay đã tuyên bố nếu không sinh được nữa, sẽ cưới vợ khác cho chồng chị. Khổ nỗi, chồng chị dù được thuyết phục thế nào cũng không chịu đi khám cùng, cứ khăng khăng bản thân khoẻ mạnh. Khám ở bệnh viện tỉnh rồi mỗi tháng hai lần lên Hà Nội khám, điều trị vẫn chưa có kết quả, chị rất lo lắng.
“Bây giờ, dù biết đã trên 35 tuổi cơ hội sinh con khó khăn nhưng tôi vẫn cố gắng, còn nước còn tát” – chị Bích chia sẻ.
Gia tăng tỉ lệ vô sinh thứ phát
“Có con rồi, sao lại vô sinh?” – bất cứ cặp vợ chồng nào từng sinh con rồi không sinh tiếp được nữa đều đặt ra câu hỏi này. Phản ứng chung của họ khi được thông báo là vô sinh thứ phát (vô sinh sau khi đã từng có thai hoặc sinh con 1 lần) là bán tín bán nghi.
Vợ chồng chị Phương (ở quận Bình Thạnh, TP HCM) “hoãn binh” 8 năm trời sau khi sinh con đầu lòng. Sau lần mang thai kế tiếp bị chửa ngoài tử cung, phải cắt bỏ 1 bên vòi trứng, đến nay anh chị muốn thêm em bé thì không thể có.
“Nhưng một bên vòi trứng còn, chỉ điều trị viêm nhiễm vài lần, vợ chồng tôi đều khỏe mạnh thế này bảo là vô sinh thứ phát thì tôi chưa tin lắm. Tôi sẽ tiếp tục cố cho mọi người thấy” – chị Phương lí luận cho việc chưa thụ thai được của mình.
Không chỉ các bà vợ, một số ông chồng liên quan cũng không nhìn vào sự thật. Anh Trung (ở phường Hoàng Văn Thụ, Kiến An, Hải Phòng) có con đầu đã 9 tuổi, vợ anh không sinh tiếp được do bác sĩ kết luận anh bị tinh trùng yếu và rối loạn cương dương đã rất bực bội: “Yếu là yếu thế nào, yếu mà lại đẻ được thằng chống gậy to đùng thế à. Tôi nghĩ chắc đợt này do mình căng thẳng công việc quá nên khó thôi(!?)”.
Còn anh Quyến (ở xã An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội) sau một thời gian xa nhà làm thợ xây đã trót nhỡ một lần “bóc bánh trả tiền” phải điều trị bệnh lậu quả quyết rằng: Chắc chắn đó không phải lý do vì bệnh đã chữa khỏi, không để lại dấu vết, hậu quả gì…
Theo TS Nguyễn Viết Tiến – Giám đốc Bệnh viện Phụ sản TƯ, người bị vô sinh thứ phát đang gia tăng hơn trước khoảng từ 15 – 20%. Thống kê của bệnh viện cho thấy, tỉ lệ vô sinh thứ phát chiếm hơn 50% các cặp vợ chồng bị vô sinh. Tại các khoa hỗ trợ sinh sản và hiếm muộn của BV Phụ sản Hà Nội, BV Từ Dũ TP HCM, ước tính số người vô sinh thứ phát cũng gia tăng
(Theo afamily)
Lưu ý: Tùy cơ địa mỗi người mà hiệu quả điều trị của thuốc sẽ khác nhau.
Bệnh nhân có thể mua thuốc trực tiếp tại địa chỉ:
Cơ sở 1: Số 482 lô 22C, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng
Cơ sở 2: Số 16, lô 1B, Trung Yên 11, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0225.7300111- 18006834
Bệnh nhân ở xa có thể đặt mua thuốc qua hotline, qua email: thaythuoccuaban01@gmail.com. Hoặc địa chỉ facebook: https://www.facebook.com/Phongkhamdongynguyenhuutoan.thaythuoccuaban/ Qua zalo: 0975537259
Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích. Hãy chia sẻ để tạo phúc cho mình và giúp đỡ mọi người.
Lương y Nguyễn Hữu Toàn tư vấn chữa hiếm muộn