Tuần thai nhi 8, 9, 10 – Ăn uống và cân nặng

Sự phát triển của thai nhi tuần 8

Sự phát triển của thai nhi tuần 8

Tuần thai thứ 8

Cân nặng và kích thước của bé: 2,5cm và chỉ nặng vài gam.

Lúc này bé con đã bắt đầu trông giống người hơn; bạn thì vẻ ngoài tuy chưa rõ là một thai phụ nhưng những dấu hiệu mang thai đã trở nên rõ ràng. Ngoài sự khổ sở bởi những cơn nghén và cảm xúc thất thường, nhiều bà mẹ trẻ còn đau đầu bởi việc nghĩ xem đã nên thông báo tin vui mình đang có cho đồng nghiệp hay chưa…

Bé bắt đầu trông giống người hơn, các bộ phận chính của cơ thể đã phân chia đâu vào đó dù sẽ còn phải hoàn thiện rất nhiều trong những tháng tới. Tim bé đã chia thành 4 ngăn và các van tim đã bắt đầu hình thành; tương tự là các chồi răng nhỏ xíu. Cái “đuôi” bào thai đã hoàn toàn biến mất.

Các cơ quan, cơ bắp và các tế bào thần kinh đang phát triển nhanh. Cơ quan sinh dục ngoài đã hình thành nhưng chưa đủ để phân biệt được bé trai hay bé gái cho đến vài tuần nữa. Hai mắt bé đã thành hình, tuy nhiên mí mắt lúc này vẫn đóng chặt và chỉ có thể hé mở khi đến tuần thai thứ 27. Bé cũng có đôi vành tai nhỏ xíu, cùng với miệng, mũi và lỗ mũi có thể phân biệt được. Nhau thai cũng đã phát triển đủ để đảm nhận hầu hết việc sản sinh nội tiết tố. Cơ thể bé đã hoàn tất phần cấu tạo lý tính và đã sẵn sàng để tăng cân rất nhanh.

Bé lúc này dài hơn 2.5cm và có kích cỡ bằng một hạt đậu, trông khá là giống một củ đậu phộng, cả trọng lượng cũng khoảng đó. Ngay cả với siêu âm, cũng rất khó để thấy rõ bộ phận sinh dục và xác định giới tính của bé.

Bạn có lẽ muốn nằm nghiêng khi ngủ trong suốt thai kỳ. Nằm sấp sẽ sớm trở nên rất không thoải mái và về cuối thai kỳ thì nằm ngửa cũng vậy. Hãy thử tư thế nằm nghiêng về bên trái, tư thế này giúp máu đến nuôi bé được dồi dào hơn.

Bé lúc này đã bớt giống một động vật lưỡng cư và giống một con người hơn. Giữa các ngón tay không còn có màng nữa và đuôi đã biến mất.

Nếu bạn không nạp đủ lượng kẽm trong thai kỳ (khoảng 15mg/ngày), bé dễ có nguy cơ bị sinh non. Những nguồn kẽm tốt nhất gồm có: lúa gạo, mầm lúa mì, trứng, cá, thịt, gia cầm và bắp rang.

Em bé giờ đã được lập trình mọi bộ phận và xương mà bé sẽ cần như một người trưởng thành. Bé đã có thể giao kết các cơ.

Nếu bạn trên 35 tuổi hoặc gia đình có bệnh sử gia đình đáng lưu ý, hãy nói với bác sĩ về xét nghiệm dị tật bẩm sinh giai đoạn đầu của thai kỳ (CVS). Bạn cần thực hiện chẩn đoán này từ tuần thứ 8-10 của thai kỳ để phát hiện nhiễm sắc thể bất thường như hội chứng Down và các bệnh di truyền như u xơ với độ chính xác đến 98-99%.

Bé đã phát triển những ưu tiên thực phẩm của riêng mình. Lưỡi của bé đã được bao phủ bởi các nụ vị giác. Một ngày nào đó, bé sẽ cho bạn biết rành mạch rằng bé thích món nào và không thích món nào.

Các khớp xương của bé giờ đã hoạt động và bé chắc chắn sẽ rất thích thú với những khúc cong lạ lùng của đầu gối, khuỷu tay, vai, mắt cá, cổ tay và chuyển động tự do trong túi ối.

Các loại trà thảo dược được xem là rất tốt cho sức khỏe và giúp thư giãn, tuy nhiên nếu dùng trà thảo dược trong thai kỳ, bạn cần nghiên cứu các thông tin liên quan xem loại thảo dược nào được phép và loại thảo dược nào nên kiêng cữ trong thời gian mang thai.

Trái tim nhỏ của bé giờ đây đã có 4 ngăn và được ngăn bởi những cái van nhỏ xíu. Cơ thể của bé lúc này cỡ bằng một quả nho, dài dần 4cm.

Tuần thai thứ 9

Cân nặng và kích thước của bé:

Kích cỡ chỉ khoảng 3cm từ đỉnh đầu đến mông và nặng chưa đến 7g.

Tuần này, bé đã bước qua giai đoạn bào thai với các phần quan trọng nhất đã hình thành đầy đủ. Lúc này, bé to bằng một quả quất còn tử cung của bạn đã phình lên bằng cỡ một quả bưởi chùm. Bạn có thể nghe được tim thai của bé trong lần khám thai của tuần này.

Đây là lúc bắt đầu của giai đoạn bào thai, khi các mô và cơ quan trong cơ thể phát triển nhanh chóng và hoàn thiện chức năng.

Các cơ quan quan trọng gồm thận, ruột, não và gan (hiện đang sản xuất hồng cầu thay cho túi noãn đã tiêu biến) – đều đã vào vị trí và bắt đầu nhiệm vụ của mình mặc dù chúng sẽ tiếp tục phát triển trong suốt thai kỳ. Những chiếc móng nhỏ xíu trên ngón tay và ngón chân của bé bất đầu hình thành (lúc này không còn màng nữa) và lông tơ bắt đầu mọc trên làn da mong manh của bé. Các khớp của bé giờ đây đã có thể gập duỗi được. Bàn tay bé lúc này co lại trước ngực và bàn chân có thể đủ dài để chạm được đến phía trước cơ thể. Hình dáng cột sống của bé cũng có thể thấy rõ qua lớp da mờ, và các dây thần kinh cột sống bắt đầu tỏa ra từ tủy sống. Trán bé tạm thời phình to với bộ não đang phát triển ở vị trí rất cao trên đầu, phần đầu bé lúc này có kích cỡ bằng ½ chiểu dài của cơ thể. Tính từ đỉnh đầu cho đến chóp mông, bé lúc này dài khoảng hơn 3cm, nhưng chỉ trong vài tuần tới đây, bé sẽ đạt gấp đôi kích thước – khoảng 7cm.

Thời điểm này dinh dưỡng cực kỳ quan trọng trong suốt thai kỳ. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, bạn cần nạp vào 400mg axit folic mỗi ngày để giảm thiểu đến 75% nguy cơ dị tật ống thần kinh – như dị tật nứt đốt sống. Trái tim của bé đã có hình dạng hoàn chỉnh và đập khoảng 140 nhịp / phút. Nhịp tim bào thai trong khoảng 110-160 nhịp / phút (nhanh gần gấp đôi nhịp tim của mẹ). Nhịp tim thai chậm hoặc nhanh hơn ngưỡng này đều là vấn đề. Vì não bé phát triển rất nhanh, đầu bé vẫn lớn hơn khá nhiều khi so sánh với phần cơ thể còn lại. Có một chỗ phình ra ở phía trước đầu bé để cung cấp không gian cho não phát triển. Bạn sẽ phải đến thăm khám ở dịch vụ sản phụ khoa hoặc hộ sinh một lần mỗi tháng trong giai đoạn này của thai kỳ. Sau 26 tuần thai (28 tuần sau kỳ kinh nguyệt cuối), bạn sẽ phải khám thai mỗi 2 tuần. Từ tuần 36, bạnphải khám thai hàng tuần. Mi mắt của bé lúc này che phủ mắt bé và luôn đóng. Chúng sẽ mở ra lần đầu vào tuần thai thứ 23. Có lẽ còn khá sớm để bạnnghĩ đến việc chăm sóc bé con, nhưng nếu bạnxác định đi làm trở lại sau khi nghỉ sinh thì không bao giờ là quá sớm cả. Các nhà trẻ hoặc dịch vụ trông trẻ luôn trong tình trạng quá tải và bạnnên nghĩ đến chuyện ghi danh đăng ký cho con mình sớm để tránh phải đau đầu khi gần đến ngày đi làm mà không tìm được chỗ gửi con. Bàn chân của bé giờ dài khoảng 2,5mm và đã có thể đạp được rồi. Bạn đã là người đồng hành tin cậy của con được hơn 60 ngày rồi. Thời gian khởi đầu và kết thúc của thai kỳ luôn là khó khăn nhất, hãy tự hào rằng đã rất mạnh mẽ với những cố gắng về cả thể chất lẫn tinh thần và đã làm được nhiều điều tuyệt với cho con suốt chặng đường này. Bé bắt đầu mọc móng tay, móng chân và tóc vào ngày hôm nay. Bé đã dài hơn 5cm và có kích thước bằng một quả chanh. Trọng lượng của bé lúc này khoảng 7gr. Trọng lượng của bé từ giờ sẽ thay đổi đáng kể hàng tuần. Việc thụt rửa khi bạn không mang thai vốn dĩ đã rất nguy hại – nó làm tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo, nhưng thụt rửa khi bạn đang mang thai lại càng nguy hại hơn, nó liên đới đến khả năng sinh non và trẻ sơ sinh thiếu cân.

Tuần thai thứ 10

Cân nặng và kích thước của bé:

Lúc này dài gần 8cm và cỡ bằng một trái sung, giờ đã hầu như thành hình.

Con yêu lúc này hầu như đã thành hình và có thể cử động được rồi bạn ạ. Đối với bạn, các triệu chứng ốm nghén đang giảm dần nhưng một số triệu chứng khó chịu khác của thai kỳ có thể xuất hiện. Bạn cũng cần rất thận trọng với việc ăn uống của mình trong thai kỳ.

 Hai bàn tay của bé sẽ sớm xòe và nắm thành nắm đấm, những chồi răng tí xíu bắt đầu xuất hiện bên dưới nướu răng, và một số xương bắt đầu cứng lại.

Bé đã khá bận rộn với việc vung tay vung chân và những cử động rất nhỏ nhưng đầy nỗ lực này khiến bé trông như đang múa ba-lê trong nước. Các cử động này sẽ thường xuyên hơn khi cơ thể bé phát triển, và cũng phức tạp và có chủ ý hơn. Bạn sẽ không cảm thấy bé đang nhào lộn trong bụng mình cho đến 1-2 tháng nữa, cũng như không nhận thấy những cú nấc có thể đang xảy ra vì cơ hoành của bé đang hình thành. Bé đã có thể ngọ nguậy ngón chân vì chúng đã được tách rời. Ngâm mình trong nước nóng trên 380C có thể gây nguy cơ dị tật ống thần kinh của bé và khả năng sẩy thai. Tắm hơi ướt, xông khô và tắm bồn nóng là cách tận hưởng tuyệt vời nhưng chỉ là khi bạn không mang một em bé trong mình. Nếu bạn không chắc chắn được về nhiệt độ nước tắm, hãy cẩn trọng, ngừng lại trước khi da bạn ửng đỏ hoặc toát mồ hôi. Xương của bé đã cứng và chắc khỏe hơn. Da bé, trái lại, khá mỏng và trong suốt đến độ có thể nhìn thấy xương bên trong. Nếu bạn lựa chọn thực hiện sàng lọc sớm ngay trong giai đoạn đầu mang thai bao gồm xét nghiệm máu đặc biệt và siêu âm, bác sĩ có thể ước đoán khả năng bé mang các hội chứng Down hoặc Edwards. Nếu kết quả cho thấy khả năng đủ cao, bạn có thể phải trải qua các xét nghiệm sâu hơn – có thể phải xâm lấn và gây ra một số rủi ro với em bé đang lớn. Khi bạn quyết định thực hiện các xét nghiệm và sàng lọc trước khi sinh, hãy luôn cân nhắc giữa rủi ro và giá trị của kết quả xét nghiệm. Cơ quan sinh dục ngoài của bé đã tạo hình gần như hoàn chỉnh. Trong khoảng 7 tuần nữa, kỹ thuật siêu âm đã có thể chỉ ra bạn đang mang thai bé trai hay bé gái. Nếu bạn không biết một bài hát ru hoặc bài ca êm dịu tình cảm nào, hôm nay là một ngày để bạn có thể in ra lời vài bài hát yêu thích. Ngay cả khi còn trong bụng mẹ, bé vẫn được vỗ về từ chất giọng của mẹ. Tưởng tượng xem giọng hát của bạn an ủi bé thế nào khi bé phải thay đổi từ trong dạ con yên ấm của bạn ra thế giới sôi động bên ngoài. Chuyển động của bé càng lúc càng khác nhau. Bé có thể nhẹ nhàng nhấn bàn tay mình vào miệng hoặc giơ nắm đấm và giữ phía trước như một võ sĩ quyền anh. Bạn có thể rất mê món sushi trước khi mang thai, nhưng giờ đây thì hãy tìm một món khác, cá sống là món cấm kỵ trong thai kỳ. Cá sống là mảnh đất màu mỡ cho các sinh vật ký sinh và / hoặc vi khuẩn listeria. Nếu bạn không thể đợi 29 tuần nữa để ăn sushi, hãy kiềm chế bản thân với lựa chọn rau củ hoặc sushi chín. Bé đã hành động như là trẻ sơ sinh. Nếu bạn có thể nhìn thấu bên trong tử cung, bạn sẽ thấy bé nuốt, ngáp và ngậm ngón tay. Nạp vào canxi là việc thiết yếu giúp cho xương và răng của bé khỏe. Ăn nhẹ bằng các chế phẩm từ sữa như pho mát và sữa chua và uống nhiều sữa là những cách tốt nhất để tăng cường canxi. Đây là một gợi ý cho bạn biết bạn cần nạp vào bao nhiêu một ngày, 3 tách sữa hoặc sữa chua là đủ thỏa mãn nhu cầu hàng ngày của mẹ. Ruột của bé khá dài vì chúng cần phát triển bên ngoài cơ thể bé, kéo dài thành dây rốn. Ngày hôm nay, phần ruột này đã tìm được một nơi chốn hợp lý bên trong cơ thể bé. Bé giờ đã dài hơn 6cm tính từ đỉnh đầu đến mông và nặng chừng 28-30gr.

Chế độ ăn uống khi mang thai trong tuần 8, 9, 10

Nếu những tuần trước vẫn chưa ăn đúng cho lắm, không sao, bạn có thể cho vào quỹ đạo từ bây giờ. Cấu trúc bữa ăn vẫn là 3 bữa chính và 2-3 bữa ăn nhẹ mỗi ngày. Bạn nên tăng khoảng 0,4-1,7kg. Sau cột mốc này, mỗi tuần bạn sẽ tăng khoảng 0,5kg.

Lời khuyên bổ ích cho những tuần này:

  1. Tạo thói quen ăn nhiều rau và trái cây trong bữa ăn. Giảm đồ ăn vặt không thân thiện, nhiều calo, ít dinh dưỡng như đồ ngọt, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến. Thay vào đó, chọn món giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như các loại hạt, trái cây sấy khô.
  2. Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm chất lỏng từ nước trái cây tươi, súp, canh. Lượng sữa ít béo giàu canxi tăng lên 3-4 ly/ngày.

Tiếp tục bổ sung vitamin, khoáng chất bác sĩ kê toa.

Lưu ý: Tùy cơ địa mỗi người mà hiệu quả điều trị của thuốc sẽ khác nhau.

Bệnh nhân có thể mua thuốc trực tiếp tại địa chỉ:

Cơ sở 1: Số 482 lô 22C, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng

Cơ sở 2: Số 16, lô 1B, Trung Yên 11, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 0225.7300111- 18006834

Bệnh nhân ở xa có thể đặt mua thuốc qua hotline, qua email: thaythuoccuaban01@gmail.com. Hoặc địa chỉ facebook: https://www.facebook.com/Phongkhamdongynguyenhuutoan.thaythuoccuaban/ Qua zalo: 0975537259

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích. Hãy chia sẻ để tạo phúc cho mình và giúp đỡ mọi người.

Share this post:

Related Posts

Bạn hãy để lại số điện thoại trong nội dung hỏi đáp để chúng tôi có thể tư vấn trực tiếp cho bạn

tư vấn sức khỏe trực tuyến